Cà chua đỏ

Giá tham khảo:

Các chứng chỉ đạt được

Cà chua đỏ

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Công ty CP Thương Mại Tổng Hợp Toan Vân
Địa chỉ Lô 17.8 Nguyễn Đình Chính, KDT Trần Lãm, phường Trần Lãm, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Điện thoại 0989187134
Website
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Cà chua đỏ
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 43

Công ty cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Toan Vân xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

- Tên địa chỉ, thửa đất: Thôn Tam Lạc 2, xã Vũ Lạc, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình Bảo quản ở nhiệt độ <10 độ C  - Diện tích: 28000m2 đồng ruộng và 5034m2 nhà kính 
Giống Savior
Phân bón, thuốc BVTV: các thuốc có trong danh mục cho phép theo tiêu chuẩn VietGAP
- Quy trình trồng cà chua trong nhà màng:
1. Thời vụ trồng cà chua trong nhà lưới
- Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thường thì 1 năm có thể trồng được 2 vụ (01 vụ trồng 06 tháng).
- Trồng cà chua theo thời vụ thông thường:
+ Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 và 12.
+ Vụ Thu Đông: Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3.
+ Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3, tháng 4.
+ Mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường nhiều nơi còn gieo thêm cà chua vụ Xuân - Hè, gieo hạt tốt nhất từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 để cây con được trồng chậm nhất vào quãng 15 tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 5 - 6.
- Nếu trồng các giống F1 trong nước thì một năm trồng được 1,5 vụ (7-8 tháng cho 1 vụ), nếu trồng một số giống chuyên trồng trong nhà màng như Labell thì một năm được 1,2 vụ (9-10 tháng cho 1 vụ)
- với điều kiện khí hậu miền bắc nước ta thì cà chua savior lả giống cà chua có năng suất và chất lượng tương đối tốt và đây là giống cà chua bán vô hạn có thể thích hợp để trồng cả trong nhà màng cũng như ngoài đồng ruộng.
2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây cà chua
2.1. Xử lý nhà lưới
- Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị tắc.
2.2. Chuẩn bị bầu trồng cây cà chua
Bước 1: Xử lý giá thể trồng
- Xơ dừa được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi bột.
- Mười ngày sau lại dùng 10m3 nước sạch tưới đều vào giá thể mục đích giúp cho giá thể giữ được ẩm trước khi chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng.
- Trộn giá thể với tỉ lệ 40% sơ dừa + 30% đất màu + 16% phân bò hoai mục + 4%  phân vi sinh sông gianh
Bước 2: Chuẩn bị túi bầu
- Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao khoảng 35cm).
Bước 3: Đóng Giá thể vào túi bầu
- Cho toàn bộ Giá thể đóng vào túi bầu
- Chuyển túi bầu vào trong nhà lưới
3. Mật độ, khoảng cách trồng cây cà chua trong nhà lưới
- Mật độ trồng: 2.500 cây/ 1000m2 sàn nhà lưới.
- Khoảng cách trồng: Các bầu giá thể được đặt trên nền
+ Khoảng cách giữa tâm 2 bầu là 40cm,
+ Khoảng cách hai hàng 2 là 50cm khoảng cách giữa hai luống là  1,2m
4. Trồng cây cà chua trong nhà lưới
- Tiêu chuẩn cây đem trồng
+ Cây cà chua khoảng 15 – 16 ngày sau khi gieo ươm hạt,
+ Cây con được khoảng 4 – 5 lá thật (cao 10 – 15cm), chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng.
- Trồng cây vào bầu giá thể:
+ Khi trồng để lá mầm trên mặt giá thể khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm ngay sau khi trồng.
Lưu ý:
- Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước.
5. Chăm sóc cây cà chua trong nhà lưới
- Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền.
- Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình
5.1. Điều khiển nước tưới cho cây cà chua trong nhà lưới
- Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 (EC: nồng độ muối) và pH = 6 (nước trung tính)
- Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ:
+ Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh.
* Chú ý: Không để bộ lá cà chua bị héo rũ trong bất kì giai đoạn nào. phân bón và nước tưới được lập trình sẵn kết hợp tưới nước và bón phân chung với nhau
5.2. Điều khiển lượng phân bón cho cây cà chua trồng trong nhà lưới
Dinh dưỡng cây trồng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây cà chua, đặc biệt trồng cây cà chua bằng hình thức tưới nhỏ giọt thì việc trộn hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng.
- Trong tuần lễ đầu khi trồng mỗi ngày tưới lên 1 gốc cây khoảng 200 ml với EC =1 và pH = 6. Tưới làm 10 lần trong ngày.
- Tuần thứ 2- 4 tưới tăng dần đến 800 ml/gốc và số lần tưới tăng lên khoảng 16 lần.
5.2.1. Cách bón phân cho cây cà chua trồng trong nhà lưới
- Việc bón phân cho cây trồng rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến năng xuất và chất lượng của cây cà chua, vì cây trồng trong bầu nên lượng giá thể rất là ít và không giữ được dinh dưỡng trong đó lâu chính vì thể việc bón phân cho cây cần phải bón thường xuyên và vừa đủ lượng để tránh cây bị sót phân hay thếu dinh dưỡng.
- Trong tuần đầu khi cây còn nhỏ mới đưa vào bầu thì chưa cần bổ xung dinh dưỡng.
- Tuần thứ 2- tuần thứ 5 dùng phân bón hòa tan fertisol balance 20-20-20+TE để bón 10 ngày một lần với lượng là 1kg hòa tan với 1000l lít nước và tưới cho 1000m2
- Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 dùng phân bón hòa tan fertisol balance 20-20-20+TE để bón 7 ngày một lần với lượng là 1100g hòa tan với 1100l lít nước và tưới cho 1000m2 .
- Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 ( khi cây ra hoa đến khi cây đậu chùm quả thứ 2) dùng phân bón hòa tan fertisol calcium 12-8-24+TE để bón 7 ngày một lần với lượng là 2kg hòa tan với 1000l lít nước và tưới cho 1000m2.
- Từ tuần thứ 11 trở đi  ( khi cây cây ra đậu chùm quả thứ 2 trở đi) dùng phân bón hòa tan fertisol calcium 12-8-24+TE để bón 7 ngày một lần với lượng là 2,5kg hòa tan với 1500l lít nước và tưới cho 1000m2.
* Chú ý: Ở giai đoạn khi cây bắt đầu cho thu hoạch cần bón phân vào sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm
5.3. Làm giàn cho cây cà chua trong nhà lưới
- Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất.
- Sau khi trồng 20 ngày cây cao khoảng 50 cm đã bắt đầu đổ ngã nên lúc này phải tiến hành cắm cọc (cọc dài 1,20 cm) và quấn dây ở đoạn cách mặt đất 30 - 35 cm. Trong thời gian này cây phát triển rất nhanh, mỗi ngày cây cao thêm khoảng 3cm, nên việc quấn dây phải thường xuyên để tránh đổ ngã, đồng thời hàng ngày tỉa hết nhánh bên, chỉ để hai thân chính. Tỉa bỏ cả những lá già và những lá hết khả năng quang hợp. Khi tỉa không làm bầm dập vết cắt và tỉa khi nhà lưới khô ráo.
5.4. Tỉa chồi, lá, nụ hoa cho cây cà chua
* Tỉa chồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cà chua không tỉa chồi cho năng suất thấp hơn có tỉa chồi
- Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới lú ra 3-5 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gẩy chứ không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.
* Tỉa lá: Nên tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng để ruộng được thoáng, nhất là những chân ruộng rậm rạp, dễ nhiễm bệnh trồng dầy trong muà mưa.
* Tỉa quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.
* Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vụ gọn.
5.5. Rung bông, thụ phấn (khoảng 45 ngày sau trồng)
- Khi cây bắt đầu ra bông vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, đồng ruộng nên việc rung bông thụ phấn cho cà chua là rất quan trọng và công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cà bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ đến 10h30’ cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn.
5.6. Kiểm soát sâu bệnh hại cây cà chua trong nhà lưới
- Tình hình phát sinh phát triển của sâu bệnh gây hại trong nhà lưới cho thấy xuất hiện đều quanh năm, đặc biệt là các loại bệnh trên cây cà chua.
Sâu hại cây cà chua trong nhà lưới
- Cà chua thường gặp các sâu hại như:
Sâu xanh
+ Sâu khoang ăn lá, ăn cùi quả,
+ Sâu hồng đục quả,  bọ phấn trắng và sâu vẽ bùa.
- Mô hình trồng cà chua ở nhà lưới nếu việc che chắn và giá thể được sử lý tốt thì rất ít loại sâu hại phát sinh gây hại tuy nhiên nếu sử lý không kỹ thì đây lại là điều kiện thuận lợi để cho các loại sâu bệnh phát triển vì thế cần phải điều tra sâu bệnh hại thường xuyên để sớm phát hiện ra các loại sâu bệnh hại sớm để có biện pháp phòng trừ.
- Kiểm soát tình hình sâu hại: bằng cách thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.
- Khi các loại sâu  hại ở mật độ cao thì tùy vào từng đối tượng thì ta sử dụng các loại thuốc khác nhau
+ với sâu khoang sâu đục quả, sâu vẽ bùa thì ta dùng thuốc privathon 5SC để phun với lượng 30ml cho 1000m2
+ với bọ phấn trắng thì ta dùng thuốc OSHIN 20WP để phun với lượng là 15g cho 1000m2
Theo khuyến cáo thì loại thuốc trừ sâu sinh học cos tác dụng phòng trừ cao và rất an toàn cho cây trồng thời gian cách ly rất ngắn cho, không để lại dư lượng trong nông sản, rất ít ảnh hưởng đến thiên địch, thích hợp sử dụng cho vùng rau an toàn.
- Ngoài dùng thuốc sinh học thì phương pháp xử lý giá thể kỹ trước khi trồng và làm cửa ra vào hai lớp cũng đã hạn chế rất lớn loại sâu hại này kèm theo đó là dùng các loại bẫy bả như ánh sáng hay màu sắc để thu hút và diệt các loại sâu trưởng thành.
- Bệnh hại cây cà chua trong nhà lưới
- Bệnh hại hay gặp là:
Bệnh mốc sương (sương mai)
+ Bệnh xoắn lá (quăn lá)
- Đối với các loại bệnh này không dùng biện pháp hóa học nào để xử lý điều trị, chỉ phòng ngừa bệnh giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ (từ cây con đến ra hoa) bằng chế phẩm Exin, cây cà chua khi bắt đầu ra hoa về sau nhờ cung cấp dinh dưỡng cây trồng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất cà chua không đáng kể.
- Quy trình trồng cà chua ngoài đồng ruộng:
1. Thời vụ trồng cà chua trong nhà lưới
- Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thường thì 1 năm có thể trồng được 2 vụ (01 vụ trồng 06 tháng).
- Trồng cà chua theo thời vụ thông thường:
+ Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 và 12.
+ Vụ Thu Đông: Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3.
+ Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3, tháng 4.
+ Mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường nhiều nơi còn gieo thêm cà chua vụ Xuân - Hè, gieo hạt tốt nhất từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 để cây con được trồng chậm nhất vào quãng 15 tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 5 - 6.
- Nếu trồng các giống F1 trong nước thì một năm trồng được 1,5 vụ (7-8 tháng cho 1 vụ), nếu trồng một số giống chuyên trồng trong nhà màng như Labell thì một năm được 1,2 vụ (9-10 tháng cho 1 vụ)
- với điều kiện khí hậu miền bắc nước ta thì cà chua savior lả giống cà chua có năng suất và chất lượng tương đối tốt và đây là giống cà chua bán vô hạn có thể thích hợp để trồng cả trong nhà màng cũng như ngoài đồng ruộng.
2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây cà chua
2.1. Xử lý nhà lưới
- Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị tắc.
2.2. Chuẩn bị bầu trồng cây cà chua
Bước 1: Xử lý giá thể trồng
- Xơ dừa được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi bột.
- Mười ngày sau lại dùng 10m3 nước sạch tưới đều vào giá thể mục đích giúp cho giá thể giữ được ẩm trước khi chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng.
- Trộn giá thể với tỉ lệ 40% sơ dừa + 30% đất màu + 16% phân bò hoai mục + 4%  phân vi sinh sông gianh
Bước 2: Chuẩn bị túi bầu
- Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao khoảng 35cm).
Bước 3: Đóng Giá thể vào túi bầu
- Cho toàn bộ Giá thể đóng vào túi bầu
- Chuyển túi bầu vào trong nhà lưới
3. Mật độ, khoảng cách trồng cây cà chua trong nhà lưới
- Mật độ trồng: 2.500 cây/ 1000m2 sàn nhà lưới.
- Khoảng cách trồng: Các bầu giá thể được đặt trên nền
+ Khoảng cách giữa tâm 2 bầu là 40cm,
+ Khoảng cách hai hàng 2 là 50cm khoảng cách giữa hai luống là  1,2m
4. Trồng cây cà chua trong nhà lưới
- Tiêu chuẩn cây đem trồng
+ Cây cà chua khoảng 15 – 16 ngày sau khi gieo ươm hạt,
+ Cây con được khoảng 4 – 5 lá thật (cao 10 – 15cm), chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng.
- Trồng cây vào bầu giá thể:
+ Khi trồng để lá mầm trên mặt giá thể khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm ngay sau khi trồng.
Lưu ý:
- Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước.
5. Chăm sóc cây cà chua trong nhà lưới
- Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền.
- Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình
5.1. Điều khiển nước tưới cho cây cà chua trong nhà lưới
- Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 (EC: nồng độ muối) và pH = 6 (nước trung tính)
- Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ:
+ Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh.
* Chú ý: Không để bộ lá cà chua bị héo rũ trong bất kì giai đoạn nào. phân bón và nước tưới được lập trình sẵn kết hợp tưới nước và bón phân chung với nhau
5.2. Điều khiển lượng phân bón cho cây cà chua trồng trong nhà lưới
Dinh dưỡng cây trồng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây cà chua, đặc biệt trồng cây cà chua bằng hình thức tưới nhỏ giọt thì việc trộn hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng.
- Trong tuần lễ đầu khi trồng mỗi ngày tưới lên 1 gốc cây khoảng 200 ml với EC =1 và pH = 6. Tưới làm 10 lần trong ngày.
- Tuần thứ 2- 4 tưới tăng dần đến 800 ml/gốc và số lần tưới tăng lên khoảng 16 lần.
5.2.1. Cách bón phân cho cây cà chua trồng trong nhà lưới
- Việc bón phân cho cây trồng rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến năng xuất và chất lượng của cây cà chua, vì cây trồng trong bầu nên lượng giá thể rất là ít và không giữ được dinh dưỡng trong đó lâu chính vì thể việc bón phân cho cây cần phải bón thường xuyên và vừa đủ lượng để tránh cây bị sót phân hay thếu dinh dưỡng.
- Trong tuần đầu khi cây còn nhỏ mới đưa vào bầu thì chưa cần bổ xung dinh dưỡng.
- Tuần thứ 2- tuần thứ 5 dùng phân bón hòa tan fertisol balance 20-20-20+TE để bón 10 ngày một lần với lượng là 1kg hòa tan với 1000l lít nước và tưới cho 1000m2
- Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 dùng phân bón hòa tan fertisol balance 20-20-20+TE để bón 7 ngày một lần với lượng là 1100g hòa tan với 1100l lít nước và tưới cho 1000m2 .
- Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 ( khi cây ra hoa đến khi cây đậu chùm quả thứ 2) dùng phân bón hòa tan fertisol calcium 12-8-24+TE để bón 7 ngày một lần với lượng là 2kg hòa tan với 1000l lít nước và tưới cho 1000m2.
- Từ tuần thứ 11 trở đi  ( khi cây cây ra đậu chùm quả thứ 2 trở đi) dùng phân bón hòa tan fertisol calcium 12-8-24+TE để bón 7 ngày một lần với lượng là 2,5kg hòa tan với 1500l lít nước và tưới cho 1000m2.
* Chú ý: Ở giai đoạn khi cây bắt đầu cho thu hoạch cần bón phân vào sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm
5.3. Làm giàn cho cây cà chua trong nhà lưới
- Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất.
- Sau khi trồng 20 ngày cây cao khoảng 50 cm đã bắt đầu đổ ngã nên lúc này phải tiến hành cắm cọc (cọc dài 1,20 cm) và quấn dây ở đoạn cách mặt đất 30 - 35 cm. Trong thời gian này cây phát triển rất nhanh, mỗi ngày cây cao thêm khoảng 3cm, nên việc quấn dây phải thường xuyên để tránh đổ ngã, đồng thời hàng ngày tỉa hết nhánh bên, chỉ để hai thân chính. Tỉa bỏ cả những lá già và những lá hết khả năng quang hợp. Khi tỉa không làm bầm dập vết cắt và tỉa khi nhà lưới khô ráo.
5.4. Tỉa chồi, lá, nụ hoa cho cây cà chua
* Tỉa chồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cà chua không tỉa chồi cho năng suất thấp hơn có tỉa chồi
- Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới lú ra 3-5 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gẩy chứ không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.
* Tỉa lá: Nên tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng để ruộng được thoáng, nhất là những chân ruộng rậm rạp, dễ nhiễm bệnh trồng dầy trong muà mưa.
* Tỉa quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.
* Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vụ gọn.
5.5. Rung bông, thụ phấn (khoảng 45 ngày sau trồng)
- Khi cây bắt đầu ra bông vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, đồng ruộng nên việc rung bông thụ phấn cho cà chua là rất quan trọng và công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cà bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ đến 10h30’ cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn.
5.6. Kiểm soát sâu bệnh hại cây cà chua trong nhà lưới
- Tình hình phát sinh phát triển của sâu bệnh gây hại trong nhà lưới cho thấy xuất hiện đều quanh năm, đặc biệt là các loại bệnh trên cây cà chua.
Sâu hại cây cà chua trong nhà lưới
- Cà chua thường gặp các sâu hại như:
Sâu xanh
+ Sâu khoang ăn lá, ăn cùi quả,
+ Sâu hồng đục quả,  bọ phấn trắng và sâu vẽ bùa.
- Mô hình trồng cà chua ở nhà lưới nếu việc che chắn và giá thể được sử lý tốt thì rất ít loại sâu hại phát sinh gây hại tuy nhiên nếu sử lý không kỹ thì đây lại là điều kiện thuận lợi để cho các loại sâu bệnh phát triển vì thế cần phải điều tra sâu bệnh hại thường xuyên để sớm phát hiện ra các loại sâu bệnh hại sớm để có biện pháp phòng trừ.
- Kiểm soát tình hình sâu hại: bằng cách thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.
- Khi các loại sâu  hại ở mật độ cao thì tùy vào từng đối tượng thì ta sử dụng các loại thuốc khác nhau
+ với sâu khoang sâu đục quả, sâu vẽ bùa thì ta dùng thuốc privathon 5SC để phun với lượng 30ml cho 1000m2
+ với bọ phấn trắng thì ta dùng thuốc OSHIN 20WP để phun với lượng là 15g cho 1000m2
Theo khuyến cáo thì loại thuốc trừ sâu sinh học cos tác dụng phòng trừ cao và rất an toàn cho cây trồng thời gian cách ly rất ngắn cho, không để lại dư lượng trong nông sản, rất ít ảnh hưởng đến thiên địch, thích hợp sử dụng cho vùng rau an toàn.
- Ngoài dùng thuốc sinh học thì phương pháp xử lý giá thể kỹ trước khi trồng và làm cửa ra vào hai lớp cũng đã hạn chế rất lớn loại sâu hại này kèm theo đó là dùng các loại bẫy bả như ánh sáng hay màu sắc để thu hút và diệt các loại sâu trưởng thành.
- Bệnh hại cây cà chua trong nhà lưới
- Bệnh hại hay gặp là:
Bệnh mốc sương (sương mai)
+ Bệnh xoắn lá (quăn lá)
- Đối với các loại bệnh này không dùng biện pháp hóa học nào để xử lý điều trị, chỉ phòng ngừa bệnh giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ (từ cây con đến ra hoa) bằng chế phẩm Exin, cây cà chua khi bắt đầu ra hoa về sau nhờ cung cấp dinh dưỡng cây trồng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất cà chua không đáng kể.

 

 


Hình ảnh giới thiệu về sản phẩm

Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn