Cơ sở sản xuất – Cung cấp nông sản an toàn Phương Nam xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
- Bí xanh được ươm cây giống trên khay giá thể,
khi đạt tiêu chuẩn đem trồng với mật độ 3 - 3,2 vạn cây/ha (khoảng 1.100 - 1.200 gốc/1 sào).
- Đất trồng dưa được làm sạch cỏ dại, xử lý nấm
bệnh bằng chế phẩm Tricoderma kết hợp bón phân hữu cơ, Sau trồng bón phân hữu
cơ và phòng trừ sâu hại bằng bẫy bả sinh học và chế phẩm chiết xuất từ tỏi ớt
- Nguồn gốc vật tư nông nghiệp từ đại lý vật tư
nông nghiệp Toàn Thắng, thị trấn Yên Ninh,
huyện Yên Khánh
- Tờ bản đồ số 24, thửa số 168. Bản đồ năm 2016
- Diện tích: 720m2
- Quy trình chăn nuôi:
1. Giống và thời vụ: Trên thị trường hiện
nay có rất nhiều giống bí xanh tuy nhiên mỗi giống thích hợp trong một điều
kiện mùa vụ và kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong sản xuất vụ Đông các giống bí
xanh đang được trồng phổ biến hiện nay là Fuji 868; Thiên thanh 5, bí xanh số
1, số 2, bí xanh Tre Việt,.... Lượng giống cần cho 1
sào Bắc bộ khoảng 15–20g, tương đương khoảng 400 – 500 hạt
2. Làm đất: Bí xanh trong vụ Đông
nên trồng bò trên ruộng, không nên trồng giàn vì trong vụ thu đông là mùa
khô, nếu cho leo giàn khi gặp các đợt gió hanh khô lá bí dễ bị táp khô, kém đậu
hoa, quả. Cần chọn đất trồng bí ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, tưới tiêu chủ
động. Luống bí bò rộng 4m, rãnh vét sâu 25-30 cm, rộng 30-40 cm, bố trí
theo hướng nước chảy để tiện tháo nước. Làm đất theo phương pháp tối thiểu,
rạch hàng định luống, rãnh trước, lấy đất vét ở rãnh lên để trồng cây và phủ phân.
Gốc rạ để nguyên, khi bí bắt đầu bò ngả thì mới cắt rải mặt luống cho bí bò lên
trên.
3. Thời vụ gieo trồng: Bí xanh là cây trồng
ưa ấm nên trồng
được càng sớm càng tốt. Nên gieo hạt từ 1-15/9, tốt nhất nên đưa cây ra ruộng
trong tháng 9, muộn nhất đến ngày 10/10
4. Ươm cây non: Để chủ động đẩy nhanh
thời vụ cũng như đảm bảo sự đồng đều của cây giống khi đưa ra ruộng nên tiến
hành ươm cây con trước, có thể dùng bầu nilon hoặc khay để ươm. Giá thể ươm gồm
đất nhỏ + phân chuồng hoai mục tỷ lệ 1:1. Cách đơn giản và không tốn nhiều chi
phí đó là dùng bùn để ươm. Bùn được lấy trước khi ươm 2-3 ngày cho thoát khí
độc, trải đều một lớp mỏng 1,5-2 cm, để bùn ráo mặt kẻ ô ươm theo kích thước
3x3cm, tra hạt đã nảy mầm lên, sau đó rắc lớp đất bột dày 1cm, nên làm vòm che
để tránh mưa.
5. Phân bón: Tổng lượng phân bón
cho 1 sào bắc bộ như sau:
- Bón lót:
+ Phân chuồng hoai: 500
kg
+ Phân hữu cơ vi sinh: 50
kg
+ Vôi bột: 15-20 kg tùy
theo pH đất canh tác
- Bón thúc:
Phân hữu cơ khoáng: 100
kg
+ Lần 1 (10NST): 20kg
+ Lần 2 (25 NST): 40kg
+ Lần 3 (45 NST): 40kg
- Chú ý: Khi bón trực tiếp vào đất phải rắc xung quanh
gốc vì rễ bí ăn rộng và phủ đất lên trên
để tránh mất phân, tăng hiệu quả bón phân.
6. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại:
- Sau trồng nên phun phòng bệnh lở cổ rễ, sâu
xám, sâu khoang, chú ý dặm tỉa những cây bị chết để tránh khuyết mật độ.
- Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, giúp
bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng, cây phát triển tốt. Nếu bị mưa ngập cần
tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.
- Khi cây được 50 cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1–2
đốt lại chặn để cho bí ra rễ bất định, tăng khả năng lấy chất dinh dưỡng nuôi
quả sau này, hướng ngọn bí vào giữa luống.
- Tỉa bỏ bớt nhánh, chỉ để 2-3 nhánh/cây nếu thu quả
non, để nhánh chính nếu thu quả già.
- Dùng rơm, rạ phủ mặt luống khi bí bắt đầu bò ngả để
giảm cỏ dại, quả bí nằm lên trên sẽ không bị thối.
- Thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện và
phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Các đối tượng sâu hại chính trên dưa chuột như sâu
xám, sâu xanh, rệp, bọ phấn. Bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, sương mai, phấn trắng