Hợp tác xã, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nông nghiệp xã Văn Đức xin kính chào quý khách!
Cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
1. KỸ THUẬT SẢN
XUẤT
1.1. Thời vụ gieo trồng.
- Vụ xuân hè:
Gieo hạt từ tháng 1 - 2, thu hoạch từ tháng 3 - 4.
- Vụ thu đông: Gieo từ tháng 9 - 10, thu
hoạch từ tháng 11 - 12.
1.2. Giống
- Nguồn giống: Sử
dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ sở
có uy tín.
- Lượng giống: 1.000 - 1.500 gram/ha.
1.3. Vườn ươm:
- Làm đất: Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước,
đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha để gieo hạt. Làm đất kỹ, tơi nhỏ, luống đánh rộng
0,9 -1,0 m, cao 25 - 30cm.
- Bón phân: Lượng phân bón lót cho 0l sào Bắc
bộ là từ 300 - 400 kg phân hữu cơ ủ hoai, 10 kg super lân và 10 kg vôi bột. Rải
và đảo phân đều trên mặt luống, vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.
- Gieo hạt: Gieo hạt đều trên mặt luống ,
gieo xong phủ một lớp rơm rạ mục, trấu mỏng, sau đó dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.
- Tưới nước: Sau khi gieo tưới 2 lần/ngày đến
khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất 1 ngày tưới một lần.
- Chăm sóc: Tiến hành làm cỏ, nhổ tỉa cây bị
bệnh, cây xấu kết hợp tưới thúc 2 lần bằng phân chuồng ngâm ủ hoai pha loãng
với nước theo tỷ lệ 1:1 và phân vi sinh pha loãng với lượng (5 - 6kg/sào bắc
bộ).
- Tiêu chuẩn cây giống: Cây khoẻ, sạch bệnh,
cây có từ 2 - 3 lá thật.
1.4. Làm đất, trồng cây
1.4.1. Kỹ thuật làm đất
- Đất trồng phải
đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định.
- Đất phù hợp cho
cải đông dư là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng,
pH từ 5,5 - 6,5.
- Dọn sạch cỏ và tàn dư thực; Làm đất kỹ, tơi
nhỏ; lên luống cao 20 - 25 cm, mặt luống rộng từ 1,0 - 1,2 m, bằng phẳng dễ
thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
1.4.2. Kỹ thuật gieo hạt và trồng cây.
-
Trồng cây: Khi cây con được 2 - 3 lá thật, tiến hành nhổ đi trồng.
Khoảng cách trồng cây cách cây từ 15 -
18cm.
- Gieo để thẳng thì phải tỉa làm 02 đợt (khi
cây được 2 - 3 lá thật và 4-5 lá thật), để cây với khoảng cách 12 - 15cm.
1.4. Tưới nước và chăm sóc.
- Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo qui định (nguồn
nước sông, hồ lớn, nước ngầm và nước giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không
sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện,
khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng,
nước thải sinh hoạt, ...) để tưới cho rau.
- Thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm, sau khi trồng mỗi ngày
tưới đẫm một lần. Sau đó 2 - 3 ngày tưới một lần.
- Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp
loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
1.5. Bón phân:
Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử
dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi,
nước giải tươi để bón và tưới. Bón bổ
sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
1.6. Phòng trừ sâu bệnh.
1.6.1. Biện pháp canh tác, thủ công:
- Nên trồng luân canh với cây trồng khác rau
họ hoa Thập tự như Lúa nước và các cây trồng cạn khác nhằm hạn chế nguồn sâu
bệnh chuyển tiếp
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát
hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
- Áp dụng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng,
bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xanh bướm trắng, sâu
khoang); phát hiện và tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc, thối nhũn đem tiêu
huỷ.
- Quây nilon kín quanh ruộng (cao 0,9 - 1,2m)
trước khi gieo hạt, để ngăn chặn bọ nhảy vào
gây hại
1.6.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.
a. Giai đoạn vườn ươm: Chú ý đối tượng bọ nhảy và bệnh thối gốc... khi xuất hiện phòng trừ bằng các
thuốc hóa học có hiệu lực cao. Đối với bọ nhảy xử lý bằng các loại thuốc có
hoạt chất Acetamiprid (Mopride 20WP,
...), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan
95WP,...), hoạt chất Chlorantraniliprole (DuPontTM
Prevathon® 5SC, ...); đối với bệnh thối gốc xử lý thuốc có hoạt chất Metalaxyl
(Alfamil 25WP ...); hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Valivithaco
3SC…); hoạt chất Kasugamycin
(Kamsu 2L, ...).
b. Giai đoạn đầu vụ - giữa vụ (sau
gieo trồng 5 - 15 ngày)
- Chú ý các đối tượng như: Bọ nhảy sọc cong,
sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh thối gốc. Riêng bọ nhảy cần
kiểm tra và xử lý triệt để tránh lây lan và phát sinh mạnh ở các giai đoạn sau.
- Sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới,
thuốc nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
+ Bọ nhảy: Mật độ 3 - 5 con/m2 xử lý bằng các
loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid (Mopride
20WP, ...), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan
95WP, ...)
+ Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang: Mật độ
> 2 con/m2, sâu tơ: 7 - 10 con/m2, rệp muội: >20%
cây bị hại cấp 1-2 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, ...), hoạt chất Indoxacarb (DupontTM Ammate 150SC, DupontTM
Ammate 30WDG, ...), hoạt chất Emamectin benzoate (Silsau super 5WP, Dylan 2EC, Tasieu 2WG ...),
hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC,
Vertimec 1.8EC, Reasgant 2WG…).
+ Bệnh thối gốc, thối
nhũn: > 5% số cây bị hại xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP...); hoạt chất Validamycin
(Validacin 5L, Valivithaco 3SC…), hoạt chất Kasugamycin (Kamsu
2L, ...).
c. Giai đoạn cuối vụ (10 -15 ngày trước khi thu hoạch):
- Chú ý các đối tượng bọ nhảy, sâu xanh bướm
trắng, sâu khoang và sâu tơ..
- Sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới,
thuốc thảo mộc, nguồn gôc sinh học để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao như :
+ Bọ nhảy: Mật độ >30 con/m2 xử lý bằng
các loại thuốc có hoạt chất hoạt chất Spinosad
(Success 25SC, ...), hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, ...).
+ Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang mật độ ≥ 5
con/m2, sâu tơ mật độ >20 con/m2; xử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Sokupi 0.36AS, Marigold 0.36 AS, ...),
thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất
Emamectin benzoate
(Silsau super 3EC, Dylan 2EC, Tasieu 2WG, ...), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC, Reasgant 2WG…).
Chú ý: Trong trường hợp mật độ sâu, tỷ lệ bệnh
cao, thuốc sinh học không có khả năng khống chế thì có thể sử dụng thuốc hóa
học ít độc, nhanh phân giải, thời gian cách ly ngắn để phòng trừ chú ý đảm bảo
thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
1.7.
Thu hoạch.
Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu
bệnh, chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để
vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2. TIÊU CHUẨN (được áp dụng theo quy
định tại Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT) .
2.1. Chất lượng
sản phẩm.
- Hàm lượng nitrat (NO3-):
≤ 500 mg/kg sản phẩm;
- Hàm lượng kim loại nặng: Asen: ≤ 1,0 mg/kg; Cadimi (Cd): ≤ 0,1 mg/kg;
Chì (Pb): ≤ 0,3 mg/kg; thủy ngân (Hg): ≤ 0,05 mg/kg.
- Vi sinh vật gây hại: Salmonella: 0 CFU/g; Coliforms: ≤ 200 CFU/g; E.
Coli: ≤ 10 CFU/g;
- Dư lượng thuốc BVTV: Dưới ngưỡng cho phép.
2.2. Đất trồng.
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen
(As): ≤ 12,0 mg/kg đất khô;
cadimi (Cd): ≤ 2,0 mg/kg đất
khô; chì (Pb): ≤ 70,0 mg/kg đất
khô; đồng (Cu): ≤ 50,0 mg/kg
đất khô; kẽm (Zn): ≤ 200 mg/kg
đất khô.
- Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như
bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy hóa chất và đường quốc lộ.
2.3.Nước tưới.
Hàm lượng của một
số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít, Cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít, Asen (As): ≤ 0,1 mg/lít, chì (Pb): ≤ 0,1 mg/lít.