HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Chúc Sơn xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN
XUẤT ĐẬU TRẠCH AN TOÀN
1. Thời vụ gieo trồng: Đậu đũa chủ yếu trồng trong vụ xuân hè, gieo từ tháng
2 đến tháng 4.
2. Chọn giống: Sử
dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong Danh mục giống cây trồng được
phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng,
không gây độc cho người. Lượng hạt giống
cần từ 25-35 kg/ha, 1,25-1,75 kg/sào
3. Kỹ thuật làm
đất, gieo hạt
- Dọn
sạch cỏ và tàn dư thực vật; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20-25 cm, mặt
luống rộng từ 1,0-1,2m, bằng phẳng dễ
thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa
- Gieo
hạt 2 hàng/luống, hàng cách hàng 60-70 cm, cây cách cây 20-30cm, nên gieo 3
hạt/hốc, khi cây được 2-3 lá thật thì loại bỏ 1 cây xấu
4. Tưới nước
và chăm sóc
- Thường xuyên tưới ẩm từ
sau gieo đến khi có 5-6 lá thật. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả
luôn giữ độ ẩm đất từ 80-85%.
- Đậu
đũa là cây thân leo, nên phải làm dàn trước khi có tua cuốn, cây giàn cắm xen
vào 2 hàng đậu, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao 2,5 m trở lên. Lượng cọc cắm cần
từ 1.500-1.600 cọc/sào
- Kết hợp các các đợt bón
thúc cần cắt tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu bệnh nặng tạo cho ruộng thông
thoáng, nhằm hạn chế sâu bệnh
5. Bón
phân: Sử dụng
phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có tên trong Danh mục phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành, không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo
vệ sinh môi trường. Lượng phân và phương pháp bón như sau:
Loại phân
|
Lượng bón
|
Bón lót (%)
|
Bón thúc (%)
|
Ghi chú
|
(Kg/ha)
|
(kg/sào)
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Lần 3
|
Lần 4
|
Phân chuồng ủ hoai
|
8.000-10.000
|
400-500
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Bón thúc lần 1 khi cây có 3-4 lá thật, lần 2 khi có nụ
hoa, lần 3 sau thu quả đợt 1 (lứa 5 -6), lần 4: sau lần 3 từ 15-20 ngày.
|
Đạm urê
|
220-280
|
11-14
|
-
|
10
|
30
|
30
|
30
|
Super lân.
|
400-500
|
20-25
|
25
|
-
|
25
|
25
|
25
|
Kali sulfat
|
140-160
|
7-8
|
50
|
-
|
-
|
25
|
25
|
NPK-5:10:3
|
980-1.000
|
46-50
|
25
|
-
|
30
|
25
|
20
|
Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân
đạm urê ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.
6. Phòng trừ sâu bệnh: Thực
hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp
6.1. Biện pháp kỹ thuật
canh tác:
- Sử dụng hạt giống tốt,
sạch bệnh; bón phân cân đối, đúng quy trình, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp
cây đậu đũa phát triển khỏe chống chịu với sâu bệnh gây hại.
- Thường xuyên vệ sinh
đồng ruộng, ngắt bỏ trứng, sâu non và thu gom các cây bị bệnh. Tỉa dặm đảm bảo
số cây trên diện tích và tạo độ thông thoáng, hạn chế các loại sâu, bệnh phát
sinh gây hại.
6.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ
sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên
rau do Bộ nông nghiệp và PTNT quy định. Khi sử
dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học,
sử dụng đúng theo hướng dẫn và thời
gian cách ly của từng loại thuốc. Chú ý một số loại sâu bệnh thường gặp như dòi đục gốc, sâu đục quả; bệnh gỉ sắt, bệnh thối đen quả
- Chú ý: Đậu
đũa là cây cho thu hái liên tục 1-3 ngày/lần, do vậy không nên sử dụng thuốc
hóa học phòng trừ sâu bệnh ở giai đoạn quả
7. Thu hoạch: Khi quả bắt đầu nổi hạt, quả chưa có xơ là có thể thu
hoạch, thu hoạch từng lứa (1-3 ngày/lứa), tránh làm dập nát, đứt dây leo, loại
bỏ quả sâu, quả vẹo, không rửa nước, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì
sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương tiện vận chuyển đảm bảo sạch sẽ,
không vận chuyển chung với hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.