HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Chúc Sơn xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
* Câu chuyện sản phẩm:
QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HÀNH HOA AN TOÀN
1. Thời vụ gieo trồng: Hành hoa có thể gieo trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vụ xuân hè từ tháng 3-6.
2. Chọn giống: Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người. Lượng hạt giống cần từ 200-220 g/sào.
3. Vườn ươm
- Làm đất, bón phân trước khi gieo: Làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống rộng 0,9-1 m, cao 20-25 cm. Bón phân lót 250-300 kg phân chuồng ủ hoai mục/sào, Super lân 15-20 kg/sào, vôi bột 15-20 kg. Rải đều phân bón và trộn đều với lớp đất mặt.
- Gieo đều hạt với lượng từ 5-10 gram hạt/m2, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn, trấu hoặc lớp đất mỏng lên mặt luống rồi dùng ô doa tưới nước đủ ẩm. Chú ý phải thường xuyên giữ ẩm cho đất. Tỉa định cây 2 lần, lần 1 khi cây mọc cao 2-3 cm, lần 2 khi cây mọc 7-10 cm, đảm bảo cây cách cây 1-2 cm.
4. Kỹ thuật làm đất, trồng cây
4.1. Làm đất: Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
4.2. Trồng cây: Hành hoa được trồng thành hàng ngang theo khóm, mỗi khóm 2-3 cây. Mật độ trồng khoảng 50 khóm/m2, hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm 10-12 cm.
5. Bón phân: Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có tên trong Danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vât). Phân chuồng, phân hữu cơ đều được xử lý hoai mục trước khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Lượng phân bón và phương pháp bón như sau:
Loại phân
|
Lượng bón
|
Bón lót (%)
|
Bón thúc (%)
|
Ghi chú
|
(Kg/ha)
|
(Kg/sào)
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Phân chuồng ủ hoai
|
8.000-10.000
|
400-500
|
100
|
-
|
-
|
Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày, lần 2 sau trồng 25-30 ngày. (chỉ bón thúc đạm khi cây có nhu cầu)
|
Đạm urê
|
60-80
|
3-4
|
0
|
50
|
50
|
Super lân.
|
220-280
|
11-14
|
100
|
-
|
-
|
Kali sulfat
|
80-100
|
4-5
|
60
|
20
|
20
|
NPK- 5:10:3
|
420-500
|
21-25
|
100
|
-
|
-
|
* Lưu ý: Khi bón phân đạm urê phải đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
6. Tưới nước và chăm sóc:
* Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, định kỳ kiểm tra chất lượng nguồn nước tưới theo quy định.
- Sau khi trồng, mỗi ngày nên tưới đủ ẩm 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi cây hồi xanh, cứ 2 - 3 ngày tưới một lần
* Chăm sóc:
Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp cắt tỉa lá già, lá bị sâu bệnh hại nặng đem tiêu hủy.
7. Phòng trừ sâu bệnh
7.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ trứng, sâu non và thu gom các cây bị bệnh. Luôn tỉa dặm để đảm bảo số cây trên diện tích và tạo độ thông thoáng, ngăn ngừa các bệnh cháy lá, thối trắng gốc, đốm vòng, ...
- Sử dụng hạt giống tốt, sạch bệnh; bón phân cân đối, đúng quy trình, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp cây hành hoa phát triển khỏe, chống chịu với sâu bệnh gây hại.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu, tình hình sinh trưởng cây trồng, và diễn biến sâu bệnh, thiên địch để có biện pháp quản lý cây trồng và dịch hại trên đồng ruộng. Chú ý các đối tượng như sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục lá, bệnh cháy lá, khô đầu lá, đốm vòng, ... Áp dụng biện pháp sử dụng mồi bả chua ngọt, bẫy dính, bẫy Pheromone để dẫn dụ và tiêu diệt sâu bọ gây hại rau.
7.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau do Bộ nông nghiệp và PTNT quy định. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc.
8. Thu hoạch: Khi đến thời điểm thu hoạch, tiến hành thu tỉa dần, khóm lớn trước, khóm bé sau. Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, tránh dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.