- Đặc điểm thực vật học: Mắc ca thuộc họ thực vật proteacaea, chi Macadamia, gồm
nhiều loài, nhưng nổi bật là 2 loài: Macadamia tetraphylla và Macadamia
intergrifolia. Là loài cây thân gỗ cao từ 2-12m, lá dài 6-30cm, rộng 2-13cm,
bìa lá có răng cưa nhọn, hoa mọc thành chùm dài 5-13cm, mỗi hoa đơn màu trắng
vàng hoặc hồng, kích thước 10-15mm, có 4 cánh hoa. Sau khi trồng khoảng 4-5 năm
bắt đầu cho quả. Quả hình trái đào, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ
khô tự nứt bên trong chứa 1 hạt. Hạt là một nang gỗ cứng hình cầu với 1 đỉnh
nhọn, đường kính hạt khoảng 2-3cm, trọng lượng tươi khoảng 8-9g, bên trong chứa
nhân màu trắng sữa rất giàu dinh dưỡng chiếm gần 1/3 trọng lượng hạt.
- Các
giống OC, H2, 508 rất phù hợp với điều kiện sinh thái Tây Nguyên, giống OC phù
hợp nhất, những giống này có năng suất cao, hạt lớn, ít sâu bệnh, tán cây cân đối
vững chắc, có thể trồng xen với các loại cây trồng khác.
- Thu hoạch
+ Quả mắc
ca khi chín
sẽ tự
rụng, khi vào mùa thu hoạch
nên dọn vệ
sinh vườn cây, cào
sạch cỏ
rác để thuận
lợi cho việc thu lượm. Cách thu hoạch
chủ yếu
là lượm quả
chín rụng, lúc này
đa số
vỏ quả
đã
nứt sẵn,
có thể tách lấy
hạt ngay tại vườn. Có
thể thu hoạch quả
còn trên cây nhưng phải
đảm bảo
hạt đã đạt độ già.
Quả mới
rụng có hàm
lượng nước cao tới
30%, phải nhanh chóng tách quả và
hong khô hạt trong bóng râm đến khi hàm lượng nước
còn khoảng 10%.
+ Thu hàng ngày để tránh tổn thất do chuột, sóc; Ẩm độ hạt 10% có thể bảo quản đến 3 tháng, sấy khô hạt đến ẩm độ 1,5% có thể bảo quản trong nhiều năm.
- Công dụng:
+ Giảm nguy cơ bệnh tim
+ Cải thiện hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
+ Bảo vệ sức khỏe của não bộ
+ Hỗ trợ giảm cân lành mạnh
+ Tăng cường sức khỏe của xương
+ Duy trì làn da sáng khỏe
+ Tăng cường sức khỏe cho bà bầu
- Bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và chỗ ẩm ướt
- Câu chuyện về sản phẩm
MẮC- CA LÊ ANH TUY ĐỨC
Tuy đức là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Đắk Nông với tổng diện tích tự nhiên 111.924 ha, chiếm 17,2% diện tích toàn tỉnh, dân số trên 52 nghìn người, phân bố trên địa bàn 6 xã.
Là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh Gia Nghĩa Đắk Nông khoảng 50km, có quốc lộ 14c, tỉnh lộ 686,681 chạy qua, có cửa khẩu Bu Prăng tiếp giáp biên giới Campuchia … đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nhất là thương mại và du lịch. Địa hình nơi đây khá phức tạp, có ba dạng địa hình chính: dạng cao nguyên BaZan, dạng gò đồi núi thấp và dạng thung lũng bồi tụ. khí hậu Tuy Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.
Lúc này đang là thời điểm những bông hoa mắc ca đua nhau nở dưới sắc nắng vàng và thoảng gió của mảnh đất biên giới Quảng Trực, gợi lại lên cho bà con nơi đây câu chuyện về sản phẩm Mắc ca Lê Anh Tuy Đức. Sau khi xuất ngũ, Ông Lê Anh tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học vấn của mình để hoàn thành ước mơ trở thành một kĩ sư nông nghiệp. Với tinh thần yêu nước, ý chí phấn đấu trong công việc bản thân ông luôn phát huy phẩm chất của người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ luôn tận tâm với nghề. Nhận thấy những lợi thế về điều kiện đất đai và khí hậu nơi đây phù hợp cho sự phát triển cây mắc ca, một loại cây công nghiệp có tiềm năng phát triển kinh tế cao và sẽ tạo ra sự đột phá mới cho mảnh đất Quảng Trực hoang sơ này nên Ông đã quyết định đưa giống cây Mắc ca đến gần hơn với bà con, ông tận tay chọn từng cây giống, tận tình hướng dẫn cho bà con cách trồng và chăm sóc loại cây công nghiệp mới này, cây mắc ca không chỉ là loại cây xóa đói giảm nghèo mà còn giúp cho thu nhập của người dân bản địa ngày càng đi lên. Thời gian đầu khi thu hoạch hạt Mắc ca, lượng Mắc ca tương đối chất lượng tốt, không thua kém Mắc ca những khu vực khác, tại thời điểm đó số lượng mắc ca được chế biến bán ra thị trường rất ít, phần lớn bà con nông dân bán thô bị thương nhân ép giá do thu hái không đảm bảo yêu cầu.
Từ những trăn trở mong muốn đảm bảo cho bà con được mùa được giá, muốn tìm ra cơ hội mới cho bà con nông dân nhờ vào cây Mắc ca. Năm 2019, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Long Việt chính thức thành lập, đánh dấu sự đoàn kết và hợp tác mạnh mẽ của những người dân trên mảnh đất Quảng Trực Tuy Đức. Đồng hành cùng với sự phồn thịnh của Hợp tác xã, bà con nơi đây vô cùng biết ơn và đặt danh cho từng hạt mắc ca thành phẩm để ghi nhận sự hỗ trợ tận tâm của Ông, được sự nhất trí đồng lòng của bà con nên Hợp tác xã quyết định lấy tên Ông và vùng miền mình đang sống làm tên thương hiệu cho giống cây mới này, từ đó mắc ca Lê Anh Tuy Đức ra đời.
Các sản phẩm mắc ca có mặt tại các hệ thống bán lẻ, cửa hàng thực phẩm dinh dưỡng trên địa bàn huyện chủ yếu là hạt mắc ca sấy chưa đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài..Với những suy nghĩ đó thôi thúc, bà Dung suy nghĩ phải tạo ra một sản phẩm Mắc ca sạch có thương hiệu riêng của Tuy Đức, nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, ngoài ra còn để phục vụ nhu cầu bản thân và gia đình.
đầu năm 2022 bà Dung chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng, sản phẩm Mắc ca; Xây dựng, phát triển mắc ca theo chuỗi khép kín từ trồng, chăm sóc, chế biến. Từ đó sản phẩm mắc ca Lê Anh Tuy Đức có màu sắc, chất lượng riêng của mảnh đất Tuy Đức, nhờ vào tinh thần không ngừng học hỏi đã mang lại sản phẩm Mắc ca chất lượng tốt, giá trị thương mại cao, giảm thiểu tối đa chất thải gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường trong lành, thân thiện... Sản phẩm Mắc ca Lê Anh Tuy Đức ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, năm 2023 Hợp tác xã mạnh dạn đầu tư liên kết trồng 400 ha mắc ca theo phương pháp hữa cơ (VietGAP). Trong đó 100 ha mắc ca đã được công nhận tiêu chuẩn VietGAP. Toàn bộ diện tích mắc ca được Hợp tác xã sản xuất tuân thủ các tiêu chí, nhằm bảo đảm về môi trường canh tác không bị xâm hại, hạn chế sử dụng các hóa chất trong sản xuất, sản phẩm không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Mắc ca là một trong những sản phẩm đặc trưng của Tuy Đức không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm mắc ca của Hợp tác xã luôn tuân theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, 100% phải là mắc ca già, thu hái, sơ chế theo quy trình, phân loại rồi được rửa sạch phơi ráo và trực tiếp đưa vào lò sấy. Mắc ca sấy khô được bảo quản trong kho, khi mang ra tách vỏ phải được kiểm định lại chất lượng hạt đã đạt độ giòn tan mát lạnh hay chưa. Sản phẩm mắc ca của Hợp tác xã đã được gửi đi kiểm định để xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông và úc. Trong thời gian tới tiếp tục xúc tiến để xuất khẩu sản phẩm mắc ca sang các thị trường lớn như Trung Quốc…
Từ năm 2020 đến nay, với những tâm huyết của người con Tây Nguyên Mắc ca Lê Anh Tuy Đức đã góp một phần không nhỏ vào việc đưa sản phẩm này ra thị trường trong nước và khẳng định thương hiệu Mắc ca của Huyện Tuy Đức. Nhờ việc không ngại thay đổi, học hỏi, tìm tòi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Mắc ca, đến nay sản phẩm Mắc ca Lê Anh Tuy Đức đã được đông đảo người tiêu dùng trong nước tin tưởng và sử dụng. Cụ thể đó là vào vụ: năm 2022 – 2023, mỗi năm Hợp tác xã cung cấp ra thị trường trong nước hơn 100 tấn Mắc ca thô và hơn 10 tấn Mắc ca thành phẩm, sắp tới sẽ xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới như Hồng Kông, úc. Năm 2022 sản phẩm hạt Mắc ca Lê Anh Tuy Đức được Ban tổ chức chương trình truyền thông xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh quốc gia chứng nhận là SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG và Hợp tác xã đạt top 50 HỢP TÁC XÃ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH BỀN VỮNG.
Khi thị trường tiêu thụ ổn định, Hợp tác xã sẽ tiếp tục liên kết thêm với những hộ trồng Mắc ca trong vùng nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu rộng lớn và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Ngoài ra, hoạt động của Hợp tác xã còn tạo việc làm ổn định cho hơn 22 lao động tại địa phương, đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.