QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỒNG TƠI AN TOÀN
1. KỸ THUẬT SẢN XUẤT
1.1. Thời vụ gieo trồng.
Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân hè (tháng 3 - 5) và cho thu hoạch kéo dài đến vụ thu (tháng 9).
1.2. Giống
- Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ sở có uy tín.
- Lượng hạt giống: 22- 28 kg/ha (0,8 - 1,0 kg/sào).
1.3. Vườn ươm:
- Làm đất: Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha để gieo hạt. Làm đất kỹ, tơi nhỏ, luống đánh rộng 1,0 -1,2 m, cao 25 - 30cm.
- Bón phân: Lượng phân bón lót cho 0l sào Bắc bộ là từ 300 - 400 kg phân hữu cơ ủ hoai, 10 kg super lân và 10 kg vôi bột. Rải và đảo phân đều trên mặt luống, vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.
- Gieo hạt: Gieo hạt đều trên mặt luống, gieo xong phủ một lớp đất mỏng cho kín hạt, sau đó phủ rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu mỏng trên mặt luống và dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.
- Tưới nước: Sau khi gieo tưới 2 lần/ngày đến khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất 1 ngày tưới một lần.
- Chăm sóc: Tiến hành làm cỏ, nhổ tỉa cây bị bệnh, cây xấu kết hợp tưới thúc 2 lần bằng phân chuồng ngâm ủ hoai pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 và NPK Lâm thao pha loãng với lượng (3 - 4kg/sào bắc bộ).
- Tiêu chuẩn cây giống: Cây khoẻ, sạch bệnh, cây có từ 2 - 3 lá thật.
1.4. Làm đất, trồng cây
1.4.1. Kỹ thuật làm đất.
- Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định.
- Đất phù hợp cho cây mông tơi là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, phù sa, cát pha có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 6,0 - 6,7.
- Làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; lên luống cao 25 - 30 cm, rãnh rộng 30 cm, mặt luống rộng từ 1,0 - 1,2 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
1.4.2. Trồng cây
- Mồng tơi có thể gieo thẳng từ hạt hoặc trồng bằng cây con từ vườn ươm theo hàng.
- Mật độ:
+ Gieo thẳng từ hạt: Cây x cây là 10cm x 20 cm (mật độ khoảng 450.000 – 500.000 cây/ha)
+ Cấy bằng cây con: Cây x cây là 20cm x 20cm (mật độ khoảng 220.000 - 230.000 cây/ha).
1.5. Bón phân
Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, ưu tiên phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
Lượng bón và phương pháp bón như sau:
Loại phân
|
Lượng bón
|
Bón lót (%)
|
Bón thúc (%)
|
Ghi chú
|
|
Lần 1
|
Sau đợt thu hái
|
|
(Kg/ha)
|
(Kg/sào)
|
|
Phân chuồng ủ hoai
|
5.500 - 7.000
|
200 - 250
|
100
|
-
|
-
|
- Thời gian bón thúc lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày (bén rễ hồi xanh).
- Các lần bón tiếp theo: Chia đều, bón ngay sau các lứa thu hái (trung bình 10-12 ngày/lứa hái)
- Phân NPK Lâm Thao: Tỷ lệ 5:10:3.
- Theo dõi sinh trưởng cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê sau các đợt thu hái khi cây có nhu cầu.
|
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
980 - 1.200
|
35 - 40
|
-
|
20
|
80
|
|
Đạm urê
|
150 - 180
|
5 - 6
|
-
|
20
|
80
|
|
Super lân.
|
280 - 330
|
10 - 12
|
20
|
20
|
60
|
|
Kali sulfat
|
120 - 150
|
4 - 5
|
20
|
-
|
80
|
|
NPK (Lâm Thao)
|
850 - 980
|
30 - 35
|
20
|
20
|
60
|
|
Chú ý: - Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
- Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
1.6. Phòng trừ sâu bệnh
1.6.1. Biện pháp thủ công
- Nên trồng luân canh với cây trồng khác họ; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
- Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu xanh, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh thối gốc đem tiêu huỷ.
1.6.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV
a. Giai đoạn vườn ươm: Chú ý các đối tượng như sâu xám và bệnh thối gốc... khi xuất hiện phòng trừ bằng các thuốc hóa học có hiệu lực cao. Đối với sâu xám xử lý thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC,...); hoạt chất Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC, ...), đối với bệnh thối gốc xử lý thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP ...); hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Valivithaco 3SC…); hoạt chất Kasugamycin (Kamsu 2L,...).
b. Giai đoạn đầu vụ (sau trồng - trước hái vỡ 10 ngày).
- Chú ý các đối tượng như: Sâu khoang, sâu xám và bệnh đốm mắt cua ...
- Sử dụng các loại thuốc BVTV thế hệ mới, nhanh phân giải, thời gian cách ly ngắn để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
+ Sâu khoang, sâu xám: Mật độ > 2 con/m2 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, ...), hoạt chất Indoxacarb (DupontTM Ammate 150SC, DupontTM Ammate 30WDG, ...), hoạt chất Spinosad (Success 25SC,...), hoạt chất Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Susupes 1.9EC ... ).
+Bệnh đốm mắt cua: Tỷ lệ >20% cây bị hại cấp 1- 3 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, …), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC, ...)
c. Giai đoạn giữa các lứa thu hái (10 - 12 ngày)
- Chú ý đối tượng sâu khoang, khi mật độ sâu ≥ 4 con/m2 xử lý các loại thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate (Silsau super 5 WP, Dylan 2EC, Susupes 1.9EC, Tasieu 2WG ... ).
Chú ý: Trong trường hợp đặc biệt như: mật độ sâu rất cao, thuốc sinh học không có khả năng khống chế thì lựa chọn sử dụng thuốc hóa học ít độc, nhanh phân giải và đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc
1.7. Thu hoạch.
Mồng tơi cho thu hoạch nhiều lứa, đúng lứa thu không để rau già, giảm phẩm chất. Dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo vệ sinh, khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, để nơi khô mát, sau đó bao gói vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2. TIÊU CHUẨN (được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ – BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT) .
2.1. Chất lượng sản phẩm.
- Hàm lượng nitrat (NO3-): ≤ 500 mg/kg sản phẩm;
- Hàm lượng kim loại nặng: Asen: ≤ 1,0 mg/kg; Cadimi (Cd): ≤ 0,1 mg/kg; Chì (Pb): ≤ 0,3 mg/kg; thủy ngân (Hg): ≤ 0,05 mg/kg.
- Vi sinh vật gây hại: Salmonella: 0 CFU/g; Coliforms: ≤ 200 CFU/g; E. Coli: ≤ 10 CFU/g;
- Dư lượng thuốc BVTV: Dưới ngưỡng cho phép.
2.2. Đất trồng.
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 12,0 mg/kg đất khô; cadimi (Cd): ≤ 2,0 mg/kg đất khô; chì (Pb): ≤ 70,0 mg/kg đất khô; đồng (Cu): ≤ 50,0 mg/kg đất khô; kẽm (Zn): ≤ 200 mg/kg đất khô.
- Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy hóa chất và đường quốc lộ..
2.3.Nước tưới.
Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít, Cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít, Asen (As): ≤ 0,1 mg/lít, chì (Pb): ≤ 0,1 mg/lít