1. KỸ THUẬT SẢN XUẤT
1.1. Thời vụ trồng
Rau ngót được trồng từ tháng 3 - tháng 8 hàng
năm; thời vụ trồng thích hợp nhất từ tháng 3 - tháng 4.
1.2. Giống
- Có 02 giống rau ngót địa phương.
+ Rau ngót lá to: Sinh trưởng khoẻ, thân lá
mầu xanh đậm, phiến lá to và mỏng, phẩm chất ngon.
+ Rau ngót lá nhỏ: Thân, lá có mầu xanh nhạt,
phiến lá nhỏ và dầy, đường gân giữa cuống lá có mầu xanh nhạt, ít bị sâu bệnh
hại.
- Số lượng giống: cần từ 9,5 - 10 vạn hom/ha
1.3.
Làm đất, trồng cây
1.3.1. Kỹ thuật làm đất
- Đất phù hợp với cây rau ngót để đạt năng suất cao là đất thịt nhẹ, thịt
trung bình, đất cát pha, pH từ 5,5 - 7,0.
- Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; Làm đất kỹ,
tơi nhỏ; lên luống cao 20 - 25 cm, mặt luống rộng từ 1,2 - 1,5 m, bằng phẳng dễ
thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
1.3.2. Trồng cây
- Trồng cây với
khoảng cách 40 cm x 25cm/khóm.
- Kỹ thuật trồng:
Chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10 - 15cm để trồng, mỗi
hốc đặt 2 -3 hom nằm nghiêng 10 - 15 độ, sau đó vùi đất sâu 2/3 hom, trừ lại
1/3 để cây nảy nhiều chồi.
1.4. Tưới nước và chăm sóc
- Thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm, sau khi
trồng mỗi ngày tưới đẫm một lần. Sau đó 2 - 3 ngày tưới một lần.
- Cây rau ngót trồng một lần cho thu hoạch 2
- 3 năm. Trong một năm nên đốn 1 lần để hạn chế chiều cao cây, tăng sức sinh
trưởng chuẩn bị cho các lứa thu hoạch năm sau. Thời gian đốn thích hợp là vào
tháng 11 - 12 khi cây đã cao, lá hơi vàng và ít lá (thời kỳ cây ngừng sinh trưởng),
dùng dao hoặc kéo cắt cách gốc từ 10 -
15cm, rồi tỉa thưa bớt các gốc già.
- Trong các đợt bón
thúc, làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng
rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
1.5. Bón phân:
Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt
đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho
rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh,
hữu cơ sinh học.