Bưởi hữu cơ

Giá tham khảo:

Các chứng chỉ đạt được

Bưởi hữu cơ

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Nam Phương Tiến
Địa chỉ xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội
Điện thoại 0985.856.661 _ 0961311079
Website
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Bưởi hữu cơ
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 114

Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Nam Phương Tiến xin kính chào quý khách!

1. Thông tin của sản phẩm

TÓM TẮT QUY TRÌNH TRỒNG BƯỞI THEO NGUYÊN TẮC HỮU CƠ

Trồng bưởi theo nguyên tắc hữu cơ, là giai đoạn canh tác bưởi trong giai đoạn chuyển đổi từ thâm canh vô cơ sang canh tác hữu cơ. Trồng bưởi theo nguyên tắc hữu cơ dựa trên sự phát triển đa dạng sinh học vườn bưởi, không phá vỡ nơi cư trú của sâu bệnh bằng các biện pháp hóa học, chỉ sử dụng các giải pháp sinh học (cây xua đổi, bẫy bả sinh học theo hướng dụ dỗ hoặc xua đuổi), duy trì và làm giàu dinh dưỡng đất thông qua việc bón phân hữu cơ và bổ sung các chất dinh dưỡng dưới dạng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ hoặc chiết xuất từ thực vật. Sản xuất bưởi theo nguyên tắc hữu cơ bắt đầu bằng việc không được phép sử dụng phân bón hóa học, thuốc phòng trừ sâu hóa học (Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ). Trong canh tác bưởi hữu cơ có một số đặc trưng thiết yếu sau:

- Thiết kế và ứng dụng một hệ thống mô tả toàn bộ quá trình canh tác bưởi, các hoạt động trong quá trình canh tác được tổ chức ghi chép và lưu trữ chi tiết thông tin: vật tư đầu vào (phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh, dinh dưỡng có bản chất và nguồn gốc hữu cơ), quá trình triển khai, liều lượng và cách thức sử dụng, các hoạt động chăm sóc vườn (tỉa cây, bao quả...), quản lý dịch hại (sâu, bệnh, cỏ dại),thu hoạch, bảo quản đến điểm bán hàng.

- Duy trì một vùng đệm để ngăn chặn sự xâm nhiễm của sâu bệnh từ các vùng sản xuất truyền thống (không hữu cơ) liền kề (Catherine Greene, Amy Kremen, 2003) bằng các hàng rào sinh học, các cây trồng dẫn dụ hoặc xua đuổi hoặc tường xây.

- Mục đích của canh tác bưởi hữu cơ là đảm bảo sức khỏe và năng suất của người trồng bưởi và người tiêu dùng, duy trì và nâng cao dầnđộ màu mỡ của đất đai tại địa phương, ít hoặc không ảnh hưởng đến các cây trồng, vật nuôi khác trên địa bàn, đồng thời góp phần tạo ra một vùng điều hòa xanh xung quanh thủ đô Hà Nội                                                                                    

1. Chăm sóc bưởi giai đoạn kinh doanh

+ Tưới nước

Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,... mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

Sử dụng nguồn nước sạch đã được kiểm tra đánh giá trong ngưỡng cho phép sử dụng để tưới, pha phân bón, phun thuốc BVTV, rửa dụng cụ vật tư, … Nghiêm cấm sử dụng nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện, trang trại chăn nuôi, nước phân chưa qua xử lý.

Dùng nước tưới để xử lý cây thúc ra hoa: dùng máy bơm, dùng vòi tưới nước, cổ ống 27mm, tưới theo vòng của cây, tưới khi phân hóa mầm hoa, tưới với lượng 0,3m3/cây. Cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch.

 + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

           Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối, nên cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày. Kết hợp cắt tỉa và bón phân chăm sóc trước tết âm lịch.          

           Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.

           Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

           Cắt tỉa vụ thu đông: được tiến hành từ tháng 10-11: Cắt bỏ những cành lộc non, tỉa bớt các cành quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả hỏng.

+ Bón phân cho bưởi thời kỳ kinh doanh (từ 11 năm trở lên)

           Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, độ màu mỡ của cụ thể của đất. Trên cơ sở nguyên tắc cứ 1 tấn quả bưởi tươi, lượng các chất dinh dưỡng nguyên chất sẽ lấy đi từ đất là: 1kg N, 0,6kg P2O5; 2,5kg K2O; 0,2kg MgO; 0,6kg CaO, 90g S; 30g Fe; 4g Mn; 7g Zn và 5g Cu. Từ đây sử dụng các nguồn phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm vi sinh được phép và đáp ứng được yêu cầu cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:

           + Đợt bón cuối tháng 1: Bón 70% phân hữu cơ chuyên lót (Tổng NPK hữu cơ xung quanh 2-3%) kết hợp với bón vôi và bột phosphorit

          + Đợt bón tháng 3-4: Bón 2/3 lượng đạm hữu cơ từ bột hoặc nước ngâm đậu tương

          + Đợt bón tháng 7: Bón 30% lượng phân hữu cơ chuyên thúc (Tổng NPK hữu cơ xung quanh 4-5%)

           +  Đợt bón tháng 9-10: Bón 1/3 lượng đạm từ bột hoặc nước ngâm đậu tương kết hợp với bột ngô

 Lượng bón mỗi cây:

TT Loại phân bón ĐTV Số lượng/ cây*

1 Phân hữu cơ bón lót kg 15-20

2 Vôi bột kg 0,3-1,0

3 Bột phosphorit kg 1-3

4 Phân hữu cơ bón thúc kg 10-15

5 Bột đậu tương kg 1-3

6 Bột ngô kg 1-2

7 Tro rơm rạ kg 3-5

 

* Lượng bón chi tiết còn căn cứ vào điều kiện đất, năng suất quả năm trước và tình trạng của cây

Ghi chú:

Trường hợp phát hiện có triệu trứng bệnh nhện trắng thì sử dụng men Mebe để phun phòng và trị. Bệnh xuất hiện vào dịp quả nhỏ (2-4cm), tháng 3 dương lịch, Dùng Mebe phun xử lý có hiệu quả cao. Bệnh nhện trắng cao điểm thường có tháng 4-5.

Ruồi vàng xuất hiện từ tháng 4, phá hoại mạnh bưởi khi bưởi bắt đầu có xuất hiện mùi thơm, phá hoại đến tháng 10, 11, thậm chí đến tháng 12.

Dùng cách bọc quả, hoặc dùng bả protein (Fly), cứ 15 ngày thay mới 1 lần, hoặc có thể tốt thay thế 7-10 ngày. Các bẫy bả cách nhau 20-30m đặt một bẫy, dọc đường biên ranh giới của vườn, 60.000 đ/dùng được 25-30 bẫy. Cần thiết có nhiều thì cần đánh cả vào bãi.

Phân hữu cơ:

Khi quả lớn cỡ quả bóng bàn có thể sử dụng thêm các loại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươu vàng, bột xương… đem ngâm với chế phẩm vi sinh 1-2 tháng, pha loãng tưới hoặc bón gốc cho cây.

          - Cách bón:

Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng  30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh  theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.

           Lưu ý khi sử dụng phân bón:

           Phân chuồng phải được ủ hoai mục, tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi, phân chưa qua xử lý.

           Chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chất bổ sungsinh học không có chứa các hoạt chất cấm sử dụng trong sản xuất trồng trọt hữu cơ.

           Phải đánh giá các nguy cơ ô nhiễm về hóa học sinh học của phân bón chất bổ sung lên sản phẩm.

          Ghi chép thông tin và lưu hồ sơ về các loại phân bón sử dụng, số lượng, phương pháp bón, thời gian, địa chỉ và tên người cung ứng.

          - Một số biện pháp chăm sóc khác

          - Biện pháp kích thích ra hoa

           Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 - 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa. Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.

           - Biện pháp tăng khả năng đậu quả

           + Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: HB101, phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.

            + Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 - 2 cm, phun HB101 2 - 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 - 15 ngày.

2. Thu hoạch và bảo quản

           Thu hoạch quả khi vỏ chín vàng đều, đảm bảo thời gian cách ly với các chế phẩm sinh học và phân bón trước khi thu sản phẩm.

             Các dụng cụ thu hái, vật liệu đóng gói cần đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại lên sản phẩm.

             Sau khi đóng gói sản phẩm phải có các thông tin để đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

2. Thông tin nhà sản xuất
- Tên nhà sản xuất: Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến
Địa chỉ: thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, tp Hà Nội
- Giám đốc hợp tác xã : Vũ Thị Huyền

3. Thông tin nhà phân phối

- Địa chỉ 1: Tại HTXNN hữu cơ Nam Phương Tiến sđt: 0985856661 Ms: Mùi

 

- Địa chỉ 2: Tại Cụm Làng nghề Triều Khúc, Xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. 098 3805509 Mr Khánh; 093 2327229 Mr Hoà


 









Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
20.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
35.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
40.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
40.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
2.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
22đ
0 đ
Còn hiệu lực
2.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Hết hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Hết hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn