Cơ sở sản xuất – Cung cấp nông sản an toàn Phương Nam xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
- Cải bắp được ươm cây giống trên khay giá thể,
khi đạt tiêu chuẩn đem trồng với mật độ3 - 4 vạn cây đủ trồng cho 1 ha. Lượng hạt gieo 1,5 - 2,0g/m2.
- Đất trồng dưa được làm sạch cỏ dại, xử lý nấm
bệnh bằng chế phẩm Tricoderma kết hợp bón phân hữu cơ, Sau trồng bón phân hữu
cơ và phòng trừ sâu hại bằng bẫy bả sinh học và chế phẩm chiết xuất từ tỏi ớt.
- Nguồn gốc vật tư nông nghiệp từ đại lý vật tư
nông nghiệp Toàn Thắng, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh
- Tờ bản đồ số 24, thửa số 168. Bản đồ năm 2016
- Diện tích: 720m2
- Quy trình chăn nuôi:
1. Thời vụ: Các tỉnh phía Bắc có 3 thời vụ:
- Vụ sớm: Gieo hạt vào tháng 7, trồng tháng 8
- Vụ chính: Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9
- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 11, trồng tháng 12
2. Các giống cải bắp:
- Các giống bắp cải hiện trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc gồm có: Giống
Hà Nội (cải bắp Phù Đổng); giống SaPa; giống K.K. Cross; giống N.S. Cross (Đầu
Bò); Giống K.Y. Cross; giống Newtop; .... Tùy vào thời điểm trồng để lựa chọn
giống cho phù hợp (ví dụ: trồng vụ sớm sử dụng những giống chịu nhiệt như KK
Cross, giống Hà Nội (cải bắp Phù Đổng), giống Sapa ....
* Ươm giống:
- Làm đất kỹ, bón lót từ 200-250
kg phân hữu cơ ủ hoai, super lân 5 kg, vôi bột 12 kg/sào Bắc bộ. Luống đánh
rộng 80-100 cm, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, san phẳng,
gieo hạt, gieo xong phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng trên mặt luống và tưới
đẫm. Sau gieo tưới 1–2 lần/ngày trong 3–5 ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất
cứ 2 ngày tuới một lần. Tỉa bớt cây bị bệnh, không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới
thúc bằng phân vi sinh (chú ý không tưới đạm urê)
- Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn: Độ tuổi (20-28 ngày), chiều cao (10-12cm),
đường kính cổ rễ (1,5-2mm), số lá thật (4-6 lá), tình trạng cây: Cây
khoẻ mạnh, không dị hình, rễ trắng quấn đều bầu, ngọn phát triển tốt, không
biểu hiện nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là bệnh sưng rễ (nấm PlasmodiophorabrassicaeW)
3. Chuẩn bị đất:
- Vệ
sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi để giảm độ chua của
đất, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống
bón lót. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó
phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống, tưới ẩm đều
* Xử lý đất trước khi trồng: Sử
dụng các sản phẩm Tricoderma phun sau khi làm đất xong kết hợp với rắc vôi tỏa,
phủ nilon lên để từ 7-10 ngày
4. Kỹ thuật trồng:
- Mỗi luống trồng 2 hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách hàng x hàng 45cm, cây x cây 35-40cm. Mật độ trồng 33.000-40.000 cây/ha
- Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi. Từ 5-7 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm các cây yếu, cây bị chết
5. Chăm sóc:
- Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày. Tuần đầu tưới nhẹ từ 2-3 lần/ngày, sau đó mỗi ngày tưới 2 lần sáng sớm và chiều mát, tưới đẫm
- Làm cỏ: Làm sạch cỏ dại trong quá trình chăm sóc nếu không che phủ nilon
6. Lượng phân bón và cách bón phân:
- Bón lót:
+ Phân chuồng hoai: 500 kg
+ Phân hữu cơ vi sinh: 50 kg
+ Vôi bột: 15-20 kg tùy theo pH đất canh tác
- Bón thúc: Phân hữu cơ khoáng: 70 kg
+ Lần 1 (10NST): 10kg
+ Lần 2 (25 NST): 30kg
+ Lần 3 (45 NST): 30kg
III. Quản lý dịch hại:
- Các đối tượng sâu hại chính trên dưa chuột như
sâu vẽ bùa, sâu khoang, sâu xám, bọ trĩ, bọ phấn, bọ dưa, sâu ăn lá. Bệnh hại
như bệnh lở cổ rễ, thán thư, sương mai, phấn trắng, khảm virus
* Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ tổng hợp
- Luân canh cây trồng
- Chọn giống chống chịu
- Vặt bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá bệnh trên
ruộng
- Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu
của cây
- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm và phòng
trừ kịp thời các đối tượng gây hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và
BVTV. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học