- Chi tiết về cải cúc:
+ Tần ô, các tên gọi khác:
cải cúc, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc; tên khoa học
Glebionis coronaria, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu
vực Đông Á. Đây là một loại rau lá thuộc họ Cúc- Ở Việt Nam, Cải cúc (còn
được gọi là tần ô), phát triển vào mùa lạnh
+ Tần ô sống quanh năm, thân có thể cao tới 1,2 mét, lá ôm vào thân, xẻ
thành hình lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều.
Cụm hoa ở nách lá, bông hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng
lục, mùi thơm. Mùa hoa tần ô rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Người ta
thường dùng lá tần ô làm rau để chế biến thức ăn.
- Thành phần dinh dưỡng: Trong cải cúc cho tinh dầu mùi thơm
đặc biệt. Ngoài ra còn có 5,57% hydrat cacbon, 1,85% protein, 0,43% chất béo,
nhiều vitamin B1 một lượng trung bình vitamin C và ít vitamin A.
- Công dụng của cải cúc:
+ Cải cúc hiện nay chủ yếu được trồng để lấy cây nấu canh ăn, thường
những người ho lâu ngày nấu canh ăn đế chữa ho. Ngoài công dụng chữa ho, rau cải
cúc cung cấp cho ta một lượng hydrat cacbon, protein, chất béo và vitamin như
thành phần hoá học đã chỉ rõ.
+ Làm thuốc, cải cúc chữa đau mắt, nhức đầu kinh niên, thổ huyết. Mỗi ngày
uống 1016g dưới dạng thuốc pha hay thuốc sắc.
- Hướng dẫn bảo quản, quy cách đóng gói và sử dụng sản phẩm:
+ Bảo quản trong kho lạnh,
nhiệt độ từ 4 - 8 độ C.
+ Đóng gói: 400g/túi.
+ Dùng để chế biến: món xào, nấu,...
+ Nguồn gốc sản phẩm: Vùng rau an toàn Lĩnh Nam (phố Thúy Lĩnh, phường
Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).