Cải ngọt

Giá tham khảo:

Các chứng chỉ đạt được

Sản phẩm đạt chứng chỉ Ocop 3 sao Quyết định số 5448/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 của UBND TP Hà Nội
Hết hiệu lực
Nhận xét của bạn 
Cải ngọt

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Hợp tác xã Khải Hưng
Địa chỉ Thôn Tằng My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Điện thoại 0988681817
Website
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Cải ngọt
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 12

Hợp tác xã Khải Hưng xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

Quy trình trồng cải ngọt:
+ Cải ngọt là loài rau ăn lá thuộc họ cải, rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, rau cải ngọt tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí... có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón, ăn nhiều cải trắng giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết. Nếu bạn đang muốn trồng cải ngọt hãy tham khảo bài viết "Quy trình kỹ thuật trồng cải ngọt" bên dưới cung cấp một số kiến thức cần thiết để tiến hành trồng cải ngọt đúng cách hiệu quả
- Giống
+ Giống cải ngọt có thời gian sinh trưởng (gieo đến thu hoạch):
+ Gieo - cấy: 35-40 ngày
+ Sạ thẳng: 30 ngày.
+ Lớn cây lá màu xanh đậm trung bình, dày lá, bẹ lá hơi dẹp, màu xanh vừa, năng suất cao, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng.
- Thời vụ
+ Cải ngọt có thể trồng được quanh năm (ở miền Nam). Tuy nhiên trồng trong điều kiện ít mưa và không mưa thì thuận lợi hơn.
- Làm đất
+ Chọn đất ít sét, đất thịt pha cát tơi xốp là tốt nhất, đất không bị nhiễm phèn, mặn độ PH thích hợp từ 6-6,5, nếu PH dưới 6 thì nên bón thêm vôi trước bón lót ít nhất 10 ngày, số lượng vôi bón từ 30-50 kg/1000m2. Líp gieo xạ cao khoảng 10-15 cm vào mùa mưa, nếu mùa khô thì thấp hơn mặt đất 10-15 cm, chiều ngang líp 1-1,5m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài của diện tích ruộng. Giữa 2 líp gieo trồng có một lối đi chăm sóc khoảng 40cm. Đất phải được xới xáo nhuyễn trộn thêm phân chuồng hoai, tro trấu và xử lý đất bằng Furadan hoặc Basudin hạt 3 kg/1000m2 để phòng sâu đất, tuyến trùng, kiến dế,…phá hại.
- Gieo
+ Gieo-cấy: lượng giống yêu cầu: 60-80gr/1000m2.
+ Sạ thẳng: 300-500gr/1000m2.
+ Gieo hạt khô, trước khi gieo cần tưới đất gieo một lượt nước. Sau gieo cần rải 1 lớp mỏng lấp hạt giống gồm hỗn hợp phân chuồng + tro trấu + đất đã sàng kỹ, sau đó cần phủ một lớp mỏng rơm rạ để che đất, tránh đất bị dẽ (chặc), bảo đảm cho cây mầm lên khỏi đất dễ dàng. Có thể gieo vào bầu lá chuối hoặc khay xốp khi đem trồng ít bị đứt rễ và ít lần tưới nước hơn sau khi trồng.
- Cấy
+ Khoảng cách cấy (trồng), hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây trên hàng 20cm. Mật độ trồng khoảng16.000-20.000cây/1000m2. Khi cây con đạt được 18 ngày tuổi có thể tiến hành nhổ cấy. Cấy vào thời điểm chiều mát là tốt nhất, trước khi nhổ cây con cần tưới một lượt nước để mềm đất, dễ nhổ tránh bị đứt rễ.
- Chăm sóc
+ Dùng thùng bông sen lỗ nhỏ để nước phân bố đều, tưới phải đủ nước, nếu tưới nhiều nước cây dễ bị bệnh chết rạp cây con (thối cổ rễ). Vào mùa nắng, ngày tưới 2 lần: sáng sớm và chiều mát, tuy nhiên sau khi cấy cần tưới 3 lần: sáng, trưa, chiều, kéo dài khoảng 3-4 ngày để cây dễ bắt phân và không bị héo mất sức.
• Bón phân:
º Bón lót: phân chuồng hoai mục (phân trâu, bò, phân gà): 5-7 m3 + tro trấu 3-5m3 bón cho 1000m2 (nếu đất nhiều cát nên bớt lại 30% - 50% số lượng tro trấu nêu trên)
º Bón thúc: Từ 10-18 ngày sau khi gieo nên tưới phân DAP theo tỉ lệ 1/1000 (10gram DAP pha với 10 lít nước) (ngâm phân DAP trong nước 6 giờ).
º Sau khi cấy 3 ngày, tưới phân DAP ở nồng độ 2/1000, tưới phân vào buổi chiều mát, sáng sớm tưới nước rửa lá. Cứ cách 3 ngày tưới phân DAP một lần. Nếu thấy cây dư đạm, nên tưới bổ sung bằng phân NPK 16-16-8 (ngâm phân trong nước 12 giờ). Để cho cây phát triển tốt, lá mướt cần tưới thêm phân bánh dầu dừa hoặc dầu phộng (thường ngâm phân bánh dầu với nước ít nhất 2 tuần trước khi đem tưới, 5 kg bánh dầu/30 lít nước); Pha tỉ lệ 1/10 (1 lít bánh dầu đậm đặc pha với 10 lít nước). Trong thời gian tưới thúc phân cần làm cỏ, lấp gốc để cây đứng vững (áp dụng cho ruộng cấy)
- Phòng trừ sâu bệnh
+ Bọ nhảy: dùng thuốc Padan, Decis, Polytrin, Nockthrin.
+ Sâu xanh, sâu vẽ bùa: dùng thuốc Foton 5.0 ME, Lannate, Vectimec, Nockthrin.
+ Rầy đen, rệp bông: Admire, Oncol, Supracide, …
+ Bệnh: thối cổ rễ cây con, cháy lá: cần phun thuốc Kasuran, Validamycine, Thane M (Mancozeb), Zineb, …
- Thu hoạch
+ Thông thường thu hoạch cải ngọt trước khi ra hoa, vì cải ngọt ra hoa, lá thường bị cằn cỗi, xơ nhiều không ngon, ở giai đoạn 36-38 ngày sau gieo (trường hợp cấy) và 28-30 ngày (trường hợp sau sạ) là tiến hành thu hoạch (nhổ cây), nhổ cây vào buổi chiều mát để hạn chế bị héo lá, cắt bỏ lá già bó lại từng bó nhỏ gọn xếp vào giỏ, thùng đem đi tiêu thụ


Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Hết hiệu lực
Hết hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Hết hiệu lực
Hết hiệu lực
Hết hiệu lực
0 đ
Hết hiệu lực
Hết hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn