HTX nông nghiệp Thuần Mỹ xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
- Thành phần: Chuối tiêu 100%
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
- Sử dụng: Ăn liền
- Quy cách đóng gói: 500gam/hộp
- Quy trình chăn nuôi, trồng trọt
+ Nhân
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh
trưởng mạnh
+ Thời
vụ: Vụ thu: Tháng 8, 9, 10 - Vụ xuân: tháng 2, 3
+ Mật
độ trồng thích hợp là: 2 x 2 m
+ Trước
khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40
cm, sâu 30 – 40 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho
mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng: 0,2
kg Super lân + 0,1 kg Kali. Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố
lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm
+ Khi
trồng cần xé bỏ túi, chú ý không làm vỡ bầu đất của cây, đặt cây vào hố đã được
đào sẵn sau đó lấp đất cao hơn mặt bầu 2 – 3 cm
+ Tưới
nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và
lúc quả sắp chín
+ Nhu
cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm
chất, lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300
– 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể
chia làm các đợt sau:
• Bón
trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali
• Bón
lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt
cho cây.
• Bón
lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali. Các loại phân sau khi bón
cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón
theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến
giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho
cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá
cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
+ Sâu
gây hại chủ yếu:
• Sâu
đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả
và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới
mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây,
đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2
- 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin...
• Sâu
hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá.
Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có
thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)..
• Sâu
hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại,
ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để
khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ