Cơ sở sản xuất – Cung cấp nông sản an toàn Phương Nam xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
- Khoai tây được ươm
cây giống trên khay giá thể, khi đạt tiêu chuẩn đem trồng với mật độ
45.000-60.000 khóm/ha (khoảng cách: 35cm x 55cm).
- Đất trồng dưa được
làm sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma kết hợp bón phân hữu
cơ, Sau trồng bón phân hữu cơ và phòng trừ sâu hại bằng bẫy bả sinh học và chế
phẩm chiết xuất từ tỏi ớt
- Nguồn gốc vật tư nông
nghiệp từ đại lý vật tư nông nghiệp Toàn Thắng, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên
Khánh
- Tờ bản đồ số 24, thửa số 168. Bản đồ năm 2016
- Diện tích: 720m2
- Quy trình chăn nuôi:
1. Đất trồng: Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp,
đất cát pha, đất thịt nhẹ. Cần quy hoạch tập trung, gọn vùng, chủ động tưới
tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước
2. Thời vụ:
- Vụ sớm: Trồng đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng
12
- Vụ đông (vụ chính): Trồng từ 15/10–15/11, thu
hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm sau.
- Vụ Xuân: Trồng tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng
3 năm sau
- Đối với chân đất gieo cấy lúa Xuân muộn, nên có
gắng phấn đấu trồng xong trước 15/11 để kịp thu hoạch trước khi cấy lúa Xuân
muộn
3. Chuẩn bị đất:
+ Dưa chuột yêu cầu có
thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất
hữu cơ, pH từ 6,5-7,5. Đất trồng không quá phèn, mặn (kiềm), nếu độ pH dưới 5
thì phải bón thêm vôi.
+ Luống
trồng có thể phủ nilon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm luống rộng 1m, rãnh 30
cm
3. Giống:
- Một số giống khoai tây
đang được trồng phổ biến như: Giống Diamant (Hà Lan), Atlantic (Úc), Solara
(Đức), VT2 (Trung Quốc), KT1, KT2,…là những giống cho năng suất khá, khả năng chống
chịu tốt với các đối tượng gây hại, ruột củ màu vàng, chất lượng thơm ngon
- Sử dụng giống đảm bảo
chất lượng, đã được xử lý phá ngủ nghỉ và ở trạng thái trẻ sinh lý (mỗi củ
giống có từ 2–4 mầm, mầm khỏe và mềm có độ dài từ 0,2–2,0cm, vỏ củ còn căng)
- Lượng giống: Dùng 30-40 kg/sào, nếu
củ to có nhiều mầm nên bổ thành miếng, mỗi miếng có từ 2–3 mầm khỏe
- Phương pháp bổ củ giống: Quan sát tìm vị trí cắt và
dùng dao sắc (nên dùng dao inox) để bổ dọc củ, sao cho mỗi miếng củ giống có từ
2-3 mầm. Sau mỗi lần bổ xong một củ cần nhúng dao vào nước xà phòng đặc để diệt
khuẩn tránh lây bệnh từ củ này sang củ khác. Khi bổ xong chấm mặt cắt miếng
khoai vào bột xi măng khô để miếng khoai không bị chảy nhựa và để hạn chế sự
xâm nhập của nấm bệnh, vi khuẩn và virut gây hại, để nơi thoáng mát, rải đều
không để đống và sau 12 tiếng có thể đem đi trồng
4. Phân bón:
* Tính trên 1 sào (360 m2):
- Bón lót:
+ Phân chuồng hoai: 500 kg
+ Phân hữu cơ vi sinh: 50 kg
+ Vôi bột: 15-20 kg tùy theo pH đất canh tác
- Bón thúc: Phân hữu cơ khoáng: 100 kg
+ Lần 1 (10NST): 20kg
+ Lần 2 (25 NST): 40kg
+ Lần 3 (45 NST): 40kg
5. Kỹ thuật trồng:
* Làm đất:
- Nếu đất khô tiến hành cày bừa làm nhỏ đất, nhặt
sạch cỏ dại và lên luống. Nếu đất còn ướt áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu
- Lên luống, có 2 phương thức: Luống trồng hàng
đôi và luống trồng hàng đơn
+ Nếu trồng hàng đôi, lên luống rộng 1,0-1,2m
+ Nếu trồng hàng đơn lên luống rộng 60-70 cm
+ Chiều cao luống 20–25cm, rãnh rộng 20-25 cm
+ Với luống đôi, rạch 2 hàng trên luống, hàng cách
hàng 45-50cm, cách mép luống 20-25cm
* Kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ 4 - 5 hốc/m2, hốc cách
hốc từ 25-30cm, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dày từ
3-4cm
Chú ý:
+ Không được để hở mầm, không được đặt củ giống
tiếp xúc với phân, những củ giống được bổ thành miếng nên trồng riêng để tiện
chăm sóc
+ Sau khi trồng xong có thể phủ 1 lớp rơm rạ hoặc
lớp trấu lên để giữ ẩm cho đất, tưới nước không bị xói đất
6. Chăm sóc:
- Thường xuyên giữ đất đủ ẩm cho cây khoai tây
- Có thể dùng phương pháp tưới gốc hoặc tưới rãnh:
+ Với ruộng phẳng, gần nguồn nước tưới nên dùng
phương pháp tưới rãnh. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh vi khuẩn thì
tuyệt đối không được áp dụng biện pháp tưới rãnh
+ Tưới gốc: Là tưới xung
quanh gốc, thường kết hợp với hòa phân để tưới
- Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 2
tuần
7. Phòng trừ sâu bệnh:
- Lưu
ý một số đối tượng chính như: sâu khoang, sâu xám, bệnh héo xanh vi khuẩn, mốc
sương, rệp, nhện trắng.
- Chọn giống chống chịu
- Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ, thu gom, tiêu hủy lá
già, lá bệnh trên ruộng
- Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu
của cây
- Thường xuyên thăm ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ
kịp thời các đối tượng gây hại và phòng trừ theo hướng dẫn của Chi cục Trồng
trọt và BVTV