HTX dâu tây công nghệ cao Mộc Châu xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
* Quy trình trồng và
chăm sóc cây Dâu Tây:
1. Chọn giống:
- Giống cây dâu tây được nhân giống vô tính theo 2
cách. Nuôi cấy mô từ cây con và tách cây con từ cây mẹ.
- Tiêu chuẩn chọn giống trồng:
Giống
|
Độ tuổi
(ngày)
|
Chiều
cao cây (cm)
|
Đường kính cổ rễ (mm)
|
Số lá thật
|
Cây
nuôi cấy mô
|
30-60
|
3.5-12
|
1,5-2,5
|
6-12
|
Cây
từ ngó
|
14-17
|
8-12
|
1,5-2,5
|
6-12
|
- Tình trạng cây:
+
Cây nuôi cấy mô: Cây khỏe mạnh, không dị
hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh
+
Cây từ ngó: Cây khỏe mạnh, không dị
hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh
2. Chuẩn bị đất: Chọn
đất thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt. Làm đất xử lý vôi và các loại thuốc sâu,
thuốc bệnh.
3. Trồng và chăm sóc:
- Ngoài trời: Luống trồng cao 30-40cm. Trồng hàng 2 so le, luống rộng 1,2m-1,3m, cây x cây: 25-40cm. mật độ 35.000-40.000 cây/ha. Trồng phải đặt cây thẳng với mặt đất, đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của cây, tránh làm vỡ bầu cây con
- Trong nhà nylon: Trồng hàng
3 kiểu chữ A, luống rãnh 1m-1,2m; cây x cây: 20-30 cm, mật độ 60.000-80.000
cây/ha
- Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó:
Để cây sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu từ khi xuống giống đến
40 – 45 ngày ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên, toàn bộ ngó để tăng cường sinh
trưởng và ức chế phát dục
- Trong giai đoạn thu hoạch,
để trái lớn đều cần tỉa bỏ những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh, chỉ để lại
từ 6 – 8 quả/gốc
- Tỉa thân lá: Đảm bảo mật độ
phân tán cây dâu cân đối để từ 3-4 thân/gốc. Tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá
bị che khuất tầng dưới. Mỗi cây để từ 5 – 7 lá. Các bộ phận của cây sau khi cắt
tỉa phải tiêu hủy ở xa vườn trồng
- Che phủ đất: Dùng màng
nilong để che phủ mặt luống trồng dâu
- Tưới nước: Sử dụng nguồn
nước giếng khoan
4. Phân bón và cách bón phân
Phân bón/1ha
|
Số lượng
|
Bón lót
|
Bón thúc
|
15 ngày sau trồng
|
Định kỳ 15 ngày 1 lần
|
Phân chuồng ủ hoai
|
40-50m3
|
40-50m3
|
|
|
Vôi
|
500kg
|
500kg
|
|
|
Đạm
|
250
|
|
20kg
|
20kg
|
Lân
|
500kg
|
500kg
|
|
|
KCL
|
200kg
|
|
20kg
|
20kg
|
Boric
|
80kg
|
40kg
|
4kg
|
4kg
|
Phân vi sinh
|
1500kg
|
1500kg
|
|
|
Mgs
|
50kg
|
|
2kg
|
2kg
|
- Bón phân theo nguyên tắc
bón ít nhưng bón nhiều lần trong vụ. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối
với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục,
giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái, ảnh hưởng của khí hậu đến cây dâu
- Chỉ sử dụng các loại phân
bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng
tại Việt Nam
5. Sâu bệnh và biện pháp phòng trừ
- Bệnh: Phấn trắng, sương
mai, thối quả
- Sâu hại: Nhện đỏ, bọ trĩ,
rầy rệp, sâu ăn lá
- Nhện đỏ:
+ Triệu chứng: tấn công mặt
dưới lá, làm cho lá non bị chuyển sang màu vàng, là bị khô do cạn kiệt về dinh
dưỡng, nhện tấn công lên hoa làm cho nhị hoa bị chết không kết quả được
+ Phòng trừ: Dùng thiên địch,
thuốc trừ nhện Nissorun, Comite, Ortus, Oramíte,…
- Bọ trĩ:
+ Triệu
chứng: Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên hoa làm cho quả bị nhỏ, biến dạng. Ngoài ra
chúng còn hại lá, búp non và thân, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng
suất thu hoạch. Hoa bị hại chuyển màu nâu. Tuy nhiên trái non vẫn tiếp tục lớn
nhưng có màu vàng đồng. Những trái bị triệu chứng này thường nhỏ và cứng, đồng
thời những hạt trên bề mặt trái dâu bị lồi ra, bề mặt trái dâu bị rạn và có màu
đồng. Nếu cây bị nhiễm nhẹ thì cây bên cạnh không bị ảnh hưởng, nếu cây và trái
chín bị nhiễm quá nặng thì bọ trĩ sẽ chuyển sang tấn công những cây bên cạnh và
có thể lây lan trên khắp vườn dâu
+ Phòng trừ: Hiện nay, Chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để
phòng trừ. Sử dụng một số thuốc có hoạt chất: Abamectin; Abamectin
+ Chlorfluazuron; + Abamectin + Emamectin benzoate; Abamectin 1.8% + Matrine
0.2%.
- Bệnh
phấn trắng:
+ Triệu
chứng: Ban đầu vết bệnh xuất hiện một lớp bột trắng, ta có thể nhìn thấy sau
mặt lá, nhưng trên mặt lá thân, hoa, và trái cũng có thể bị nhiễm bệnh. Lá bệnh
có khuynh hướng cuốn tròn lên phía trên và để lộ sau mặt lá một lớp bột màu
trắng. Những vùng bị nhiễm bệnh thường sẽ héo khô và chết
+ Biện
pháp phòng trừ: Vệ sinh vùng trồng, ngắt tỉa thường xuyên các thân lá bị bệnh
đem tiêu huỷ ở xa. Sử dụng nguồn giống sạch bệnh, luân canh với các cây trồng
không phải là ký chủ của bệnh phấn trắng
6. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
- Dâu tây không chín thêm sau
khi thu hoạch, do đó, để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hoạch dâu tây khi quả
đã chín (trái đã chuyển sang màu đỏ đều).
- Phân loại và đóng gói dâu
tây theo yêu cầu của khách hàng, tốt nhất đóng dâu trong các hộp đặc biệt,
tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau
- Trái dâu tây không bảo quản
được lâu và chỉ nên bảo quản trong vài ngày, khi thu hoạch xong tốt nhất phải
bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh
- Trái dâu tây rất dễ bị giập
nát khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh giập nát
* Nguồn gốc gốc vật tư
nông nghiệp con giống, cây giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi… (đơn vị sản xuất, cung cấp)
- Cây giống: Trung tâm nuôi cấy mô thành phố Sơn
La
- Phân bón: Phân đơn Haifa, xuất xứ Isarel : Phân
Yara , xuất xứ Na uy: Thuốc BVTV : Được
nhập tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Cường Hà, tiểu khu 10 thị trấn Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.