Rau
dọc mùng còn gọi
là môn thơm,
tên khoa học
là Alocasia indica, Alocasia odora. Dọc mùng có
mặt trong nhiều món ẩm
thực của
người Việt
như các món canh chua, món bún...
Theo
Đông
y, dọc mùng có
vị nhạt,
tính mát và hơi
có độc và
thường được dùng
để thanh nhiệt giải
khát. Bên cạnh đó, cứ trong khoảng 100g dọc mùng thì chứa
95g nước, 0,25g protein và lương bột
đường là
3,8g. Dọc mùng cũng
chứa lượng lớn
phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một
số chất
khác có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt,
dọc mùng giàu
chất xơ
có tác dụng thẩm
thấu chất
béo và cholesterol, cản trở
quá trình hấp thu các chất này
ở trong ruột.
Đất trồng
Cây
dọc mùng có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất
sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ
trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10
ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Giống
Có
2 cách lấy giống: Dùng dao xén vào gốc rễ có chứa khoàng 2 – 3 cây con và cả
đất hoặc mua chậu cây giống đã được trồng sẵn trong bầu đất.
Tác dụng
Tác
dụng chủ yếu của dọc mùng trong bữa ăn là làm rau ăn kèm giảm bớt cảm giác ngán
của những loại thực phẩm giàu chất đạm, hơn nữa, nó rất giàu sinh tố vi lượng
tốt cho những người thừa cân muốn giảm cân.
Tác
hại của
dọc mùng:
Dọc mùng được
sử dụng
trong món canh chua có liên quan đến tình trạng
tăng acid uric trong máu.
Như
vậy, người đã bị bệnh
gút hoặc đang
đứng ở ranh giới
báo động có
nguy cơ bị bệnh
gút thì nên
kiêng món ăn
khoái khẩu này nếu
không muốn bệnh
tình diễn biến
theo chiều hướng nặng.