- Chi tiết về củ riềng:
+ Riềng là loại cây có thể sống lâu năm, thân riềng phát triển từ
củ. Củ riềng mọc ngang, kích thước lớn hơn củ nghệ. Củ chia làm nhiều nhánh.
Ruột củ màu trắng có chỗ hơi vàng, nhiều chất xơ. Vỏ củ riềng có từng khoang,
có khi còn có vảy mềm, màu đỏ nâu. Ở cuối mỗi nhánh đều có thể phát triển thành
mầm.
+ Thân riềng xốp, có nhiều vảy sát gốc có màu tía, càng lên trên càng
xanh. Lá riềng không có cuống mà ôm sát vào thân, hình lá giống mũi mác. Lá
riềng mọc thành 2 dãy so le nhau. Hoa riềng có màu trắng mọc từ ngọn cây. Hoa
phân làm nhiều nhánh, nếu để lâu sẽ có quả. Quả riềng hình cầu có lông và có
hạt.
+ Nhìn bề mặt cây riềng cao hơn gừng và nghệ. Có cây cao đến 1,5m.
Riềng có độ thích nghi cao.
- Ứng dụng:
+ Riềng có thể dùng trong các món ăn lẫn trong các vị thuốc.
+ Món ăn phổ biến dùng nhiều riềng nhất là thịt chó. Thiếu vị riềng thì
món thịt chó sẽ mất ngon. Riềng còn được dùng để làm món ăn với ốc, lươn hay
các loại thực phẩm có mùi tanh khác vừa át mùi tanh vừa ăn ngon miệng.
+ Củ riềng có chứa 0,5 – 1% tinh dầu màu vàng xanh, lỏng sền sệt có tác
dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, trúng
gió, nôn mửa… Vì vậy, riềng được các thầy thuốc nam coi là một vị thuốc quan
trọng. Nấu riềng, sả, lá bưởi để tắm hoặc xông có thể chữa cảm cúm.
- Hướng dẫn bảo quản, quy cách đóng gói và sử dụng sản phẩm:
+ Bảo quản nơi khô ráo
+ Đóng gói: 200g/túi
+ Dùng để chế biến: món nấu, làm gia vị...
+ Nguồn gốc sản phẩm: Vùng rau an toàn Lĩnh Nam (phố Thúy Lĩnh, phường
Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).