Dưa lê

Giá tham khảo:

Các chứng chỉ đạt được

Dưa lê

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất nông nghiệp Hương Đất
Địa chỉ Thôn Bắc, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại 0912841797
Website
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Dưa lê
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 186

Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất nông nghiệp Hương Đất xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

- Nguồn gốc sản phẩm:
Liên kết vườn với nông dân: Phan Văn Thắng, Vũ Văn Cư
+ Thôn Mồ Bò – Đức Giang – Yên Dũng – Bắc Giang
Dưa lê là một loại giống cây trồng thuộc loài Cucumis Melo, mùi thơm, vị ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao. Dưa lê siêu ngọt là loại quả có giá bán cao, có thể trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng 50 – 60 ngày. Dưa lê rất dễ trồng, bà con có thể trồng ngoài ruộng, trong vườn, thậm chí là tại, bởi đây là giống cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt
Vậy kỹ thuật trồng dưa lê như thế nào để cho dưa lê siêu ngọt, điều này được HTX Hương Đất trình bày như sau:
1. Giống: Nên lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng…
2. Thời vụ: Dưa lê sinh trưởng, phát triển ở biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu (18- 32 độ C), song nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-30 độ C. Thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch; với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Ngâm, ủ, ươm cây: 
Ngâm hạt trong nước sạch cho đến khi no nước (khoảng 4-6 giờ), nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 25-32 độ C; rửa sạch nhớt sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24 giờ, khi hạt nảy mầm thì đem ươm. Ươm cây trong khay ươm (hoặc bầu) với thời gian từ 8-12 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đem trồng
- Mật độ trồng: Mật độ và khoảng cách trồng:
Trồng giàn: 1.200-1.300 cây/360 m2, khoảng cách: cây cách cây 0,3- 0,35 m, hàng cách hàng khoảng 0,75 m; lượng hạt giống 25 – 30 gr/360 m2
Trồng bò đất: 500-550 cây/360 m2, khoảng cách: cây cách cây 0,35-0,4 m, lượng hạt giống cần 10-15 gr/360 m2
- Làm đất, trồng cây: Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (20- 25kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,4-1,6 m cả rãnh, cao 30-35 cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè
- Phân bón và cách bón phân:
Lượng phân: Phân chuồng: 500-700 kg/360 m2 (phân vi sinh 150kg/360 m2); NPK (15.5.10.10): 18-36 kg/360 m2; Đỗ tương ngâm
+ Cách bón:
• Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 10-15 kg NPK
• Bón thúc đợt 1 (sau trồng khoảng 15 ngày): Tưới gốc: Dùng dung dịch đỗ tương ngâm tưới vào từng gốc cây.
• Bón thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ: Tưới rãnh 5-7 kg NPK

• Bón thúc lần 3 (sau trồng khoảng 40 ngày) : Tưới rãnh 5-7 kg NPK
- Chăm sóc sau trồng:
Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa lê rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay
Giai đoạn đầu bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho cây dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục, đỗ tương ngâm. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Topsin...
Bấm ngọn, ghim nhánh: Khi thân chính được 4-5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5-6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh cấp 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Sau khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quãng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố định dây dưa
4. Phòng ngừa sâu bệnh:
Trong suốt thời gian thực hiện kỹ thuật trồng dưa lê thì cây bị nhiễm sâu bệnh hại là khó tránh, tuy nhiên bạn cần phải ngăn ngừa cũng như chữa trị nhanh chóng cho cây khi cây bị nhiễm sâu bệnh
Ưu tiên điều trị một số loại sâu, bệnh từ các loại thuốc có nguồn gốc từ sinh học đặc biệt khi chuẩn bị thu hoạch:
Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacciluss Thuringiensis var.) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày
Thuốc trừ bệnh cho cây dưa lê theo tác động theo cơ chế kích kháng, dùng chất Chitosan (Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển). Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật
Ngoài ra, giai đoạn đầu dùng thuốc BVTV bằng hóa chất, như:
Bọ trĩ: Có thể phun Polytrin hoặc Confidor 100SL, Admire 050EC, Oncol .
Dòi đục lá: Có thể phun Polytrin hoặc Bulldock 025EC, Regent…
Sâu ăn tạp: Có thể phun thuốc trừ sâu sinh học như Xuyên táo, Emamectin…
Bệnh chảy nhựa thân: Phun hay tưới Benlate hoặc CopperB 23% vào gốc. Phun ngừa trị dùng Antracol 75WP hoặc Topsin, Ridomil, Cuproxat, Aliette 80WP, Mancozeb, Fusin... Mặt khác cần giảm nước, giảm bón đạm.
Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: Bón vôi, luân canh với cây trồng nước. Phun ngừa và phun định kỳ dùng Topsin hoặc Cuproxat, Ridozeb, Rovral, Validacin3SC, Ridomil ...
Bệnh thối rễ, héo dây: Có thể phun Polygram DT80 hoặc Ridozeb 72WP, Cuproxat, Ridomil ...
Bệnh sương mai: Có thể phun Antracol70WP hoặc Ridomil 25WP, Daconil 75WP, Aliette 80WP...
Bệnh phấn trắng: Có thể phun Benkutt hoặcTopsin, Anvil, Carbenda 50SC..
Bệnh thán thư: Có thế phun Antracol 70WP hoặc Cuproxat,...

5. Thu hoạch: Sau khi đậu quả khoảng 25 ngày, vỏ quả chuyển sang màu vàng kim, có mùi thơm là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch. Cần đảm bảo tốt thời gian cách ly của phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao chất lượng quả
- Bảo quản: Bảo quản ở điều kiện bình thường hoặc để ngăn mát tủ lạnh
- Quy cách đóng gói: Trọng lượng quả 300 gram trở lên
- Sử dụng sản phẩm: Ăn tươi

 



Hình ảnh truyền thông

Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Hết hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Hết hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn