Vải thiều Lục Ngạn

Giá tham khảo: 60.000đ

Các chứng chỉ đạt được

- Chứng nhận Global GAP số 4063061395580 do IQC cấp ngày 18/6/2019

- Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện thu mua, sơ chế vải thiều số:03a/2021/PTNT- LNg

Vải thiều Lục Ngạn

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh
Địa chỉ Phúc Hòa – Đồng Cốc – Lục Ngạn – Bắc Giang
Điện thoại 0382828281
Website http://htxlucnganxanh.com
    Từ khóa:
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 12

Vải thiều Lục Ngạn xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

I. Tóm tắt quy trình:
Áp dụng tiêu chuẩn cơ sở của Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh, dựa trên Quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang hướng dẫn sản xuất vải thiều Lục Ngạn để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ
1. Vùng trồng và đất
- Vùng trồng: vùng trồng được lựa chọn và đánh giá đề loại trừ các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học, vật lý.  Vùng trồng theo tiêu chuẩn Global GAP phải có diện tích tối thiểu 5 ha, sản xuất tập trung, được cấp mã số vùng trồng. Trong quá trình sản xuất, vùng trồng phải thường xuyên được dọn vệ sinh, không chăn thả gia súc.
- Đất trồng: lựa chọn vùng đất trồng là đồi thấp, dễ thoát nước. Đất phải được đánh giá để loại bỏ mối nguy tiềm ẩn từ đất như dư lượng kim loại nặng, sói mòn, ngập úng.
2. Giống trồng
-  Vải thiều Lục Ngạn: là giống vải chính vụ và được mọi người biết đến với tên gọi Vải Thiều Lục Ngạn, là giống được trồng chủ yếu ở Lục Ngạn hiện nay, chiếm khoảng 90% diện tích trồng vải. 
- Giống vải U trứng: là giống chín sớm
- Giống Vải Thanh Hà: là giống có nguồn gốc từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. 
3. Thời vụ trồng
- Cây vải thiều Lục Ngạn có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4  và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch.
4. Kỹ thuật trồng
- Mật độ: Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m  x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ  205 cây và 156 cây/ha). 
- Đào hố: dài  x rộng x sâu là:  0,6cm x 0,60m  x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.
- Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg supe lân;  0,5 kg vôi bột.
- Cách trồng: Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 - 3 cm;
5. Bón phân
- Yêu cầu đối với phân bón: sử dụng phân bón không nhiễm hóa chất và các vi sinh vật gây hai để bón cho vải; tuyệt đối không sử dụng phân không rõ nguồn gốc; tăng cường sử dụng phân hữu cơ và hữu vơ vi sinh; phân chuồng khi bón cho cây phải đảm bảo được ủ hoai mục;
- Kỹ thuật bón phân:
+ Liều lượng:  Căn cứ vào điều kiện thời tiết, tuổi cây chất đất, độ dốc của vườn và từng loại phân bón để có liều lượng phù hợp. Khi sử dụng phân đơn, áp dụng liều lượng:
Cây từ 4 – 6 tuổi: phân chuồng (40 kg/cây/năm), u rê (0,7 kg/cây/năm), Lân Super (1 kg/cây/năm), Kali clorua (1 kg/cây/năm). 
Cây từ trên 10 năm tuổi: phân chuồng (60 kg) ure ( 2,5 kg), Lân Super (3 kg), Kali ( 2 kg).
+ Thời điểm bón: 
Bón sau thu hoạch từ 7 – 10 ngày, bón để phụ sinh trưởng của cây: bón 100% lượng phân chuồng dùng trong năm, 50% phân ure, 20% phân Super, 20% phân Kali)
Bón khi đã rõ chùm hoa (dài 3 – 5 cm), bón nuôi hoa, tăng khả năng đậu quả: bón 25% Đạm ure, 30% Lân, 20% Kali
Sau khi đậu quả non, mục đích bón là để hạn chế rụng sinh lý, nuôi quả: bón 15% Đạm, 30% Lân, 20% Kali;
Sau khi rụng sinh lý lần 2, bón để nuôi quả: 10% Đạm, 20% Lân, 40% Kali.
+ Cách bón: Đào rãnh rộng từ 30 – 40 cm, sâu từ 20 – 25 cm để bón phân hữu cơ hữu cơ vi sinh theo hình tán của cây, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Đối với phân vô cơ, hoàn tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều theo hình tán, xới nhẹ đất và giữa ẩm.
6. Tưới nước
- Tưới nước kết hợp với thời điểm bón phân giúp tăng tính chống chịu của cây, giảm tỷ lệ sâu bệnh hai cây và phục hồi cây tốt; 
- Yêu cầu nước tưới: sử dụng các nguồn không gây ô nhiễm như giếng khoan, sông, suối, ao hồ đảm bao theo tiêu chuẩn VietGAP là được;
- Các thời kỳ tưới lưu ý: thời kỳ phát triển các đợt lộc, thời kỳ ra hoa rõ và giai đoạn phát triển quả;
- Các thời kỳ dừng tưới nước: 
+ Thời điểm trước và trong khi phân hóa mầm hoa không nên tưới nước đậm hoặc chỉ tưới nhử, phun lá cây;
+ Thời kỳ quả sắp già, sắp chín thì dừng tưới nước để hạn chế hiện tượng nứt quả, rụng quả hoặc tưới mát vào buổi chiều;
- Kỹ thuật tưới: tưới nhiều lần, không làm sũng nước, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
7. Tỉa cành, tạo tán
Cắt tỉa cành thường xuyên đảm bảo cây phát triển cân đối, không giao tán vào nhau, thông thoáng. Một năm nên cắt 3 – 4 lần:
8. Phòng trừ sâu hại vải thiều
a. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hai cây vải thiều theo tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản và Mỹ
- Sử dụng các biện pháp canh tác sinh học, vật lý để hạn chế sâu bệnh; chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ khi cần thiết;
- Khi sử dụng thuốc BVTV cần đảm bảo các yêu cầu như:
+ Phải lựa chọn thuốc có đăng ký sử dụng cho cây vải; tuyệt đối không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục;
+ Phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng kỹ thuật) và phải đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc;
+ Tuyệt đối không sử dụng các thuốc BVTV chứa 5 hoạt chất mà Mỹ cấm như Iprodione, Cypermethrin, Difennoconazole, Carbendazi, Chlorotthalonil. 
b. Kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh chính
1) Nhện lông nhung
- Thu gom lá bị bệnh đem đốt, sau thu hoạch cắt tỉa tạo cành thông thoáng để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện; bón phân cân đối giữa vô cơ và hữu cơ;
- Phung phòng trừ nhện lông nhung ở tất cả các lứa lộc hè, thu, nhất là giai đoạn bằng đầu ra hoa bằng một số loại thuộc BVTV (theo danh mục khuyến cáo sử dụng đối với vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật bản và Mỹ) như sau: Pegasus 500 SC, Batas 25EC, Shertin 3.6 EC, 5.0 EC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC. Sử dụng theo đúng khuyến cáo trên bao bì
2) Bọ xít
- Tháng 12, tháng 1 bọ xít bắt đầu qua đông: rung cây để bắt
- Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng; tạo điều kiện cho ong kí sinh phát triển;
- Dùng vợt bắt con trưởng thành vào sáng sớm;
- Tỉa cành để các đợt hoa tập trung;
- Sử dụng một số loại thuốc BVTV để phòng trừ theo danh mục khuyến cáo sử dụng đối với phải thiều xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu như: Định bách trúng (Dip), Tasieu 5 EC, Scorpion 18 EC, 36 EC, Luckyer 6EC, 25EC,…
Chú ý: việc dùng thuốc có hiệu quả khi các ổ bọ xít còn non, giai đoạn chúng còn sống tập trung.
3) Sâu đục cuống quả
- Biện pháp canh tác: Sau khi thu hái, thu dọn nhá, quả bị rụng, làm tốt việc tỉa cành, tạo tán, đảm bảo cây thông thoáng; thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ, cắt cỏ dại trong vườn và bờ rào để hạn chế nơi trú ẩn của sâu đục quả.
- Biện pháp hóa học: Phung phải đảm bảo ướt đều tán cây; phun cả bên trong tán, phun cả cây không có quả trong vườn; phun với lượng nước nhiều hơn đối tượng sâu bệnh khác (khoảng 800 – 1000 lít/ha). Thời điểm phun khi trên cành phát hiện có từ 3 – 5 con trưởng thành (Theo dõi vào sáng sớm hoặc chiều tối). Sử dụng một số loại thuốc theo danh mục khuyến cáo để xuất khẩu sang thị trường Nhật bản, Mỹ như: Tasieu, Padan, Regent. Phun kép 2 lần cách nhau 1 – 2 ngày.
4) Sâu đo
- Sâu đo xuất hiện với mật độ 0,5 con/cành thì tiến hành phòng trừ bằng thuốc hóa học. Ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như Abametin, Ebamectin, Benzoate. Sâu kháng thuốc nền phòng trừ từ khi sâu còn nhỏ thì hiệu quả sẽ cao.
5) Ruồi đục quả
- Thu gom quả hỏng, tàn dư dưới gốc để diệt nhộng ruồi.
-  Khi ruồi trưởng thành thì dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol, Bả Entroprotein. 
- Rải Basudin 5 H xủng quanh gốc để diệt sâu non trên tàn dư
6) Bệnh thán thư
- Tỉa cành, tạo tán đặc biệt cần thường xuyên cắt bỏ cành tăm nằm trong tán cây để tạo cho cây thông thoáng, bón phân cân đối, chưm sóc cho cây khỏe mạnh.
- Khi cần sử dụng thuốc: dùng một số loại trong danh mục thuốc khuyến cáo dùng cho thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản. Khuyến cáo dụng một số loại như Melody duo 66.75 WP, Autovin 380 SC,..
7) Bệnh sương mai
- Đốn tỉa thường xuyên cành tăm, cắt bỏ các cành chồi hoa cũ; vệ sinh vườn sau thu hoạch;
- Dùng thuốc trong danh mục khuyến cáo cho thị trường Nhật Bản như Melody duo 666.75 WP, Aliette 80 WP, 800 WG,..
9. Thu hoạch 
- Thiết bị thu hoạch bằng kéo sạch, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi mùa vụ
- Thùng chứa/đựng vải phải đảm bảo làm bằng vật liệu không gây ngộ độc, không chứa các tác nhân gây bệnh, thuận lợi cho việc vệ sinh; được đánh dấu rõ ràng bằng màu sắc, thẻ màu… để phân loại khi thu hoạch;
- Thu hoạch thời vụ, phải đảm bảo thời gian cách ly. Phải có sổ nhật ký theo dõi thời gian phun thuốc và kiểm tra hồ sơ trước khi thu hoạch; 
- Không để trực tiếp sản phẩm trên sàn nhà, nền đất mà sử dụng các vật liệu sạch như bạt, giấy để trải trên sàn;
- Không để chung vải chưa đóng gói với khu vải đã được đóng gói vào hộp tranh lây nhiễm chéo;
10. Sơ chế, đóng gói
- Các loại thiết bị đóng gói: bàn, cân, thùng cần đảm bảo vệ sinh tránh hư hỏng và gây nguy cơ ô nhiễm; cần bảo quản và lưu kho ở khu cách ly với các loại hóa chất nông nghiệp, phân bón;
- Khi cần rửa sản phẩm thì sử dụng nước và thiết bị chứa đảm bảo vệ sinh, thường xuyên thay nước để không làm bẩn vật lý lên sản phẩm;
- Tiến hành sơ chế/đóng gói gắn nhãn sau khi thu hoạch theo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;
- Đóng túm cành lá: vải đóng túm 2- 2,5 kg/túm (lọc bỏ quả hỏng, lá hỏng, quả sâu đầu), dùng dao sén đều cuống túm vải, độ dài cuộng bó vải tầm 7 – 10 cm
- Đóng hộp: Gắt từng quả, xử lý nước sach, lạnh sau đó đóng hộp 1 kg/hộp, gắn tem nhãn, bảo quản lạnh và vận chuyển lạnh (bằng đá, xe lạnh) trong suốt quá trình quả vải từ kho đóng gói tới cửa hàng bán lẻ/người tiêu dùng là tốt nhất.
II. Nguồn gốc vật tư nông nghiệp:
1. Phân bón
- Phân gà hoai mục: Công ty TNHH Gia câm Hòa Phát Phú Thọ
- Phân NPK FuSa, nguồn gốc: Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư An Hưng
2. Thuốc Bảo vệ thực vật
- Công ty Cổ phần Nicotex
- Công ty CP ĐTKTNN và PTNT Trung ương
- Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ Cao
 

Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn