- Chi tiết về cà chua:
+ Cà chua được xem là nhà máy
dinh dưỡng cho sức khỏe bởi hàm lượng thành phần các vitamin và khoáng chất đa
dạng trong loại quả này. Ngoài việc làm thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày
còn được sử dụng như một bài thuốc quý với các tác dụng nổi trội như: cải thiện
thị lực, giúp xương chắc khỏe, giảm lượng đường trong máu, tốt cho tim mạch, da
tóc, móng, chữa bệnh huyết áp cao… Chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng cà
chua sao cho phát huy tối đa các tác dụng của cà chua trong bài viết này
+ Phân bố, thu hái và chế biến cà chua:
• Cà chua được trồng ở hầu hết các châu lục trên thế giới, mỗi năm ước tính
khoảng 150 triệu tấn cà chua được sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con
người.
• Hiện nay có tới 7.500 giống cà chua được trồng để dùng cho các mục đích
khác nhau, giống thuần chủng là phổ biến nhất vì chúng có hương vị ngon và tăng
khả năng kháng bệnh, đồng thời cho năng suất cao.
• Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà chua được trồng
trên khắp các địa phương trong cả nước nên loại thực phẩm này luôn sẵn có quanh
năm.
• Cà chua chủ yếu được trồng để lấy quả, lá cây dùng làm thuộc và chiết
xuất tomatin.
- Thành phần hóa học của cà chua:
+ Quả cà chua chứa 90% là nước, 4% glucid, 0.3% protid, 0.3% lipid, chứa
nhiều các acid hữu cơ như oxalic, acid citric malic, các vitamin A, B1, B6, B2,
E, K, C. Ngoài ra còn chứa glucose, fructose, surcose và keto-heptose, các
nguyên tố vi lượng như phoostpho, magie, kali…
+ Đặc biệt cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hóa và calo,
natri nên tốt cho tim mạch và giúp giảm cân hiệu quả.
- Công dụng dược lý của cà chua:
+ Làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa sớm
+ Cải thiện thị lực cho mắt
+ Phòng chống một số bệnh ung thư
+ Tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
+ Giảm stress, cho bạn giấc ngủ ngon
+ Trị táo bón, kích thích tiêu hóa
+ Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
+ Điều trị viêm gan mãn tính
+ Trị chứng dạ dày cồn cào, đắng miệng
+ Trị nhiệt miệng, trị chứng chảy máu chân răng
+ Phòng chống hạ đường huyết
+ Giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương
+ Làm đẹp móng và tóc
+ Bổ sung sắt cho người thiếu máu
+ Trị bỏng
+ Hạ sốt
+ Trị mụn nhọt
- Những người không nên ăn
nhiều cà chua:
+ Người bị sỏi mệt, bị bệnh
gout: Do lượng acid hữu cơ tương đối cao trong cà chua cùng lượng purin nên
những người này không nên ăn nhiều cà chua.
+ Không ăn cà chua trong lúc đói: Nhựa phenolic và chất pectin có
trong cà chua sẽ phản ứng với acid ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nôn mửa hay
đau bụng, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua thì càng cần
phải cân nhắc.
+ Người bị viêm dạ dày, bị bệnh đại tràng cấp tính hay các bệnh
thống phong, bị sỏi mật: những người này nếu sử dụng nhiều cà chua có thể khiến
tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
+ Người sử dụng thuốc chống đông máu: Trong cà chua có chứa vitamin
K có thể tác động đến hiệu quả của thuốc chống đông máu gây nguy hại cho người
bệnh.
- Hướng dẫn bảo quản, quy cách đóng gói và sử dụng sản phẩm:
+ Bảo quản trong kho lạnh,
nhiệt độ từ 4 - 8 độ C.
+ Đóng gói: 2kg/túi.
+ Dùng để chế biến: món xào, nấu
+ Nguồn gốc sản phẩm:
• Farm rau an toàn Mộc Châu (Tiểu khu Pakhen 1, TT nông trường Mộc Châu, huyện
Mộc Châu, Tỉnh Sơn La).
• HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Trung Hiếu (Xóm 4, Nam Điền, Nghĩa
Hưng, Nam Định).