- Chi tiết về cà pháo:
+ Cà pháo còn được biết đến
với các tên gọi khác như cà dưa, cà dại hoa trắng,… Trong Đông y, cà được gọi
bằng tên vị thuốc là: giả tử, di tử, ải qua.
+ Cây thuộc chi Cà
(Solanum), có tên khoa học là Solanum macrocarpon L.
+ Đặc điểm của cây cà pháo:
• Cà pháo là loại cây lưu niên, thân thảo, phát triển tốt
nhất ở vùng đồng bằng và đồi núi cao đến 600m. Thân cây cao khoảng 1 – 1,5m,
màu tím đen, phân cành nhiều và hóa gỗ ở gốc.
• Lá cà mọc đơn lẻ, không có gai, dài 6 – 12cm, cuống lá khoảng 1 – 3cm.
Lá cây xẻ thùy, có lớp lông khá dày, gân phụ hình lông chim.
• Hoa cà có cuống ngắn, mọc thành cụm từ 2 – 7 bông, màu trắng hoặc màu
tím. Cà thuộc loại quả mọng, hình tròn, đường kính khoảng 1,5cm. Quả cà màu
trắng có bớt xanh, chứa nhiều hạt nhỏ.
• Bộ phận dùng chủ yếu để làm thực phẩm và dược liệu của cây là quả. Quả
cà có thể thu hoạch được sau khoảng 80 – 100 ngày trồng.
- Công dụng của cà pháo:
+ Không giống như suy nghĩ của nhiều người, cà pháo được xác định là
loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, loại quả này có thể
chữa được nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp trong đó có cả bệnh gout
+ Không giống như suy nghĩ của nhiều người, cà pháo được xác định là loại
quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người, loại quả này có thể chữa
được nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp trong đó có cả bệnh gout
+ Cà pháo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ con
người
+ Còn theo Đông y được ghi lại trong sách Thực kinh, thì cà pháo có tính
hàn, vị ngọt, có công dụng chữa cước khí, làm đầy da thịt, hoạt huyết, tiêu
viêm, chỉ thống, trừ phù thũng, lợi tiểu…
+ Cà pháo được chế biến phổ biến nhất là muối chua, tác dụng của cà pháo
nói chung và cà pháo muối nói riêng có thể kể đến như sau:
• Cà pháo giúp chữa chứng đại, tiểu tiện gây chảy máu
• Giúp trị viêm phế quản cấp
• Chữa táo bón, khó tiêu
• Điều trị chứng tay chân bị nứt nẻ
• Trị mụn nhọt, sưng tấy
• Chữa ho do lạnh, ho mãn tính
• Cải thiện chứng ăn uống kém
• Chữa đau răng, viêm lợi
• Tác dụng chống ung thư và ức chế tăng sinh khối u.
+ Có thể thấy rất
nhiều tác dụng của cà pháo với sức khoẻ mà mọi người không ngờ tới. Mặc dù vậy
mọi người cũng nên cẩn thận khi sử dụng loại quả này. Do trong cà xanh có chứa
hàm lượng solanin cao hơn từ 5 – 10 lần so với bình thường, mà đây solanin lại
là chất độc, giống mầm khoai tây khi ăn vào cơ thể gây ảnh hưởng lâu dài tới
sức khỏe
- Người bị gút ăn cà pháo có được không:
+ Tác dụng của cà pháo với
người bệnh gút sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Bởi cà pháo cũng như cà tím và cà bát
đều chứa ít nhân purin vì thế người bệnh gút có thể dùng mà không phải lo lắng
ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
+ Thậm chí người bệnh gút còn nên dùng cà pháo bởi loại quả này có
tác dụng khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống, lợi tiểu, hoạt huyết tiêu
thũng… giúp kiểm soát và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể qua đường tiểu tốt
hơn. Từ đó giảm triệu chứng đau nhức, viêm sưng do tích tụ axit uric tại các
khớp gây ra.
+ Tác dụng của cà pháo với sức khỏe và việc sử dụng cà
pháo với người bệnh gút lợi hay hại chắc hẳn mọi người đã biết sau khi tham
khảo những thông tin trên. Do gút có mối liên hệ đặc biệt với các loại thực
phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày nên mọi người cần phải lưu ý kiêng những thực
phẩm chứa nhiều nhân purin và làm tăng axit uric trong máu.
- Hướng dẫn bảo quản, quy cách đóng gói và sử dụng sản phẩm:
+ Bảo quản trong kho lạnh,
nhiệt độ từ 4 - 8 độ C.
+ Đóng gói: 2kg/túi.
+ Dùng để chế biến: món nấu, muối
+ Nguồn gốc sản phẩm: HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Trung Hiếu
(Xóm 4, Nam Điền, Nghĩa Hưng, Nam Định).