Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Đại Tiến xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
* Câu chuyện sản phẩm:
* Quy trình kỹ thuật thâm canh chè an toàn:
1.Bón phân:
- Chè trồng mới: bón lót
phân hữu cơ (20-30 tấn/ha), phân lân (P2O5: 100-150
kg/ha).
- Chè ở thời kỳ kiến thiết
cơ bản: bón phân tùy theo tuổi của cây
- Chè ở giai đoạn kinh
doanh: phân hữu cơ cứ mỗi năm bón một
lần (25-30 tấn/ha), bón vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Còn các
loại phân vô cơ được bón theo yêu cầu năng suất búp cần đạt. Phân đạm, lân,
kali không được rắc trên tán lá chè.
- Lượng bón: bón phân vô cơ lượng 30 - 35N/1tấn búp, theo tỉ NPK là (2:1:1) đối với những nơi có lượng đạm dễ tiêu trong đất cao, hàm lượng mùn cao và tỉ lệ (3:1:1) đối với những nơi có lượng đạm dễ tiêu trong đất thấp, hàm lượng mùn thấp
- Bón bổ sung hoặc thay phân khoáng bằng phân HCSH và bổ sung chế phẩm phân giải xenlulo (quy trình khuyến khích)
- Lượng bón, phương pháp
bón (theo bảng sau):
Loại phân bón
|
Cách bón
|
Số lần bón
|
Lượng bón
|
Ghi chú
|
Đạm
Urê
|
Bón
vãi theo lứa hái
|
8 - 9
lần
|
600 –
800
(kg/ha/năm)
|
áp
dụng khi thiếu nhân công
|
Bón
cuốc
|
3 – 4
lần
|
600 –
800
(kg/ha/năm)
|
Thông
thường sau 2 - 3 lứa hái thì phải bón thêm 1 lần
|
Lân
hữu cơ sinh học Sông Gianh
|
Bón
cuốc
(cuốc
đất, bón phân, lấp đất)
|
3 – 4
lần
|
2.000 -
3000
(kg/ha/năm)
|
|
Kali
|
Bón
cuốc
(cuốc
đất, bón phân, lấp đất)
|
3 – 4
lần
|
200 –
250
(kg/ha/năm)
|
|
Chế
phẩm phân giải Xenllulo
|
Bón
vãi (khi trời ẩm hoặc chủ động nước tưới)
|
4-6
lần
|
10 –
20
(kg/ha/năm)
|
Nên sử
dụng thường xuyên
|
2.Kỹ thuật hái chè:
- Hái tạo hình: Đối với chè 1 tuổi, tiến
hành bấm ngọn những cây cao 60 cm trở lên vào tháng 10. Đối với chè 2 tuổi, hái
búp cách mặt đất 50 cm trở lên đối với cây to khỏe. Sau đốn lần thứ nhất: đợt 1
hái cách mặt đất 40-45 cm, tạo mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc; đợt 2 hái búp
chừa 2 lá và lá cá. Sau đốn lần 2: đợt 1 hái cao hơn chè đốn lần thứ nhất 25-30
cm, các đợt sau hái như hái ở chè đốn lần thứ nhất
- Hái chè ở giai đoạn kinh doanh: Khi trên tán có 30% số
búp đủ tiêu chuẩn thì hái. Hái tôm và 2-3 lá non. Chỉ hái búp đủ tiêu chuẩn,
không bỏ sót, không để quá lứa, cứ 10 - 15 ngày hái một lần, tận thu búp mù xòe. Trong vụ xuân (tháng 3-4) hái chừa cao 10 cm tính từ vết đốn. Sau mỗi lần
hái tạo tán bằng
- Hái chè vụ xuân chừa cao 10 cm từ vết đốn, hái triệt để sửa tán bằng sau
mỗi lần hái
- Sau lứa hái cuối tháng 4
và tháng 7, áp dụng sửa nhẹ tán bằng máy đốn chè Nhật Bản với các giống chè Trung du và LDP1, LDP2 và các giống có thân bụi,
nếu không có máy đốn có thể sửa bằng hái tay cho phẳng tán theo mặt tán chừa từ
đầu vụ
3.Kỹ thuật đốn chè:
- Thời vụ đốn chè tháng
12, vùng Thái Nguyên có thể đốn trái vụ tháng 4 hoặc tháng 7, nhưng phải đảm
bảo chủ động tưới
- Tất cả cành lá chè đốn
phải được giữ lại trên rãnh chè
- Giống chè Trung du, <st1:stockticker w:st="on">LDP1, <st1:stockticker w:st="on">LDP2
và các giống thân bụi, nửa bụi tốt nhất là dùng máy để đốn
4.Phòng trừ cỏ dại:
- Vụ
đông xuân xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu 10 cm, lấp phân hữu cơ
và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ
- Vụ hè thu: đào gốc cây
dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 - 4 lần hoặc phay sâu
- Đồi
chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt khâu làm cỏ trong vụ hè
thu. Ngoài vật liệu cành chè đốn, có thể huy động rác tủ bằng phế phụ phẩm của
nông nghiệp như: thân cây ngô, rơm, rạ...
5.Nước tưới: Nước
tưới chè yêu cầu hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) dưới mức quy định cho
phép
6.Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu, bệnh hại
bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lí về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, giống
khoẻ và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất cho môi trường
7.Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh
nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lí, thay đổi thời kỳ
đốn, hái chạy non để loại bỏ chứng sâu, mầm bệnh
8.Biện pháp sinh học sinh thái:
- Trồng cây bóng mát với
loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè, hạn chế đến mức thấp
nhất thuốc hoá học, tăng cường sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo
duy trì tập đoàn thiên địch có ích cân bằng sinh thái nương chè
- Dùng
thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh
hai. Thời gian cách ly đảm bảo mới được
thu hoạch
- Sau đốn tháng 12, phun 5
- 8 kg Boocdo /ha trên toàn bộ diện tích chè để trừ bệnh rêu tảo, tóc đen, làm
lành vết đốn
- Chỉ dùng thuốc trong
danh mục cho phép trên chè của BNN&PTNN, thuốc hóa học phải được sử dụng
theo nguyên tắc 4 đúng
* Thông tin về sản phẩm:
- Thành phần:
+ Nguyên liệu: 100% chè búp
+ Không sử dụng phụ gia thực phẩm
- Thời hạn sử dụng: 24 tháng
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Tráng ấm bằng nước sôi trước khi pha trà
+ Cho khoảng 5gr trà vào ấm có thể tích 150ml
+ Rót một lượng nước sôi vừa đủ. Hãm từ 3-5 phút, tùy theo sở thích
+ Hãy thưởng thức hương vị thơm ngon, tinh khiết của trà đặc sản
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời
- Khối lượng tịnh: Túi PE hút chân không, hộp giấy, khối lượng: 100g, 200g, 300g, 500g