CHÈ THÁI NGUYÊN CÓ TÁC DỤNG GÌ KHI SỬ
DỤNG?
Theo Y học phương Đông, chè (trà)
thuộc tính mát, trước đắng sau ngọt, giúp đem đến sự tỉnh táo cho người dùng,
cũng như giúp giải khát, làm mát cơ thể, giải độc và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt
động tốt hơn. Do đó, có thể nói, chè có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe
người sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của chè Thái Nguyên.
- Tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp.
- Tác dụng giúp giảm mỡ thừa, giảm
cân rất hiệu quả cho chị em vóc dáng săn chắc, thon gọn hơn.
- Uống nước chè khô Thái Nguyên với
nồng độ, liều lượng và tần suất phù hợp còn giúp phòng chống, ngăn ngừa các bệnh
liên quan đến tim mạch rất hiệu quả.
- Chè xanh Thái Nguyên nói
chung và chè Thái Nguyên còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm ở cả nam và nữ
nhờ có các chất amino acid và vitamin có trong chè, giúp ngăn ngừa sự oxy hóa
cấp độ tế bào nên người dùng chè khô có thể ngừa được lão hóa, đặc biệt là ở
người cao tuổi.
- Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ nhưng uống nước chè xanh Thái Nguyên còn
có tác dụng tăng cường khả năng tình dục cũng như phòng chống các bệnh liên
quan đến phụ khoa, nam khoa. Vì trong chè khô có chứa chất kháng khuẩn tự
nhiên, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa ở cơ quan sinh dục, đồng
thời có chứa nhiều vitamin có tác dụng làm hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi,
giúp bạn kéo dài cuộc vui mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
QUY TRÌNH
CHẾ BIẾN & BẢO QUẢN TRÀ TÂN CƯƠNG
Để được sản phẩm Trà Tân Cương Thái
Nguyên ngon có hương cốm và vị tiền chát hậu ngọt thật không hề đơn giản, đó là
cả một quá trình kỳ công từ khâu lấy nguyên liệu tới khâu đóng gói của những
nghệ nhân làm trà tại vùng đất Trà Tân Cương Thái Nguyên.
Để bảo đảm chất lượng chè theo yêu
cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ và nơi chế biến chè an toàn phải đạt các
tiêu chuẩn sau:
– Phải có nơi chế biến riêng, xa khu
nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Gia súc, gia cầm không xâm nhập khu chế biến. Nền
phải được lát gạch đỏ hoặc láng bê tông.
– Tôn quay, cối vò và các dụng cụ
chế biến khác bằng kim loại không bị han gỉ, không để tình trạng mạt sắt bị han
gỉ lẫn trong sản phẩm chè búp khô.
– Dụng cụ bao gói phục vụ việc vận
chuyển sản phẩm tươi, khô phải bảo đảm mới, không sử dụng những bao đựng hóa
chất như phân bón, cám chăn nuôi …. để bao chứa, vận chuyển và bảo quản sản
phẩm.
UỐNG TRÀ CẦN BIẾT CÁCH
Trong cuộc sống, trà là thức uống
được xem trọng. Tuy vậy, người thích trà nhưng không biết uống trà đúng
cách là hiện tượng khá phổ biến.
Uống trà phải “ xem trời”…
Theo Đông y, lá chè nằm giữa khoảng
tính ôn và tính lương, có các tác dụng khác nhau đối với sức khoẻ. Khí hậu đại
bộ phận các vùng miền nước ta đều có bốn mùa rõ rệt, mùa đông ấm áp, mùa hè
nóng nực, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá. Vì vậy, uống trà rất cần “xem
trời”, có nghĩa là, phải tuỳ theo thời tiết khác nhau mà chọn lựa loại trà có
tính năng và công hiệu khác nhau. Quan điểm của Đông y là: Mùa xuân dùng trà
ướp hoa, trà này vị ngọt, tính mát, có hương thơm, có lợi cho việc tiêu tán khí
lạnh, tạo thêm dương khí cho cơ thể, sảng khoái tinh thần. Mùa hè uống trà xanh
(trà móc), thanh nhiệt khứ hoả, tạo nhiều nước bọt, giúp giảm khát, giảm đờm,
kích thích tiêu hoá. Mùa thu uống chè tươi, vừa phảng phất hương vị thanh khiết
và hương hoa thiên nhiên của trà xanh, lại vừa có chất vị đậm đà của hồng trà,
tính ôn không nóng không lạnh, giảm trừ tích nhiệt và giúp cơ thể chống “
háo nước”. Mùa đông uống “ hồng trà” vì hồng trà tính ngọt và ấm, giúp chống
lạnh giữ ấm – là giải pháp dưỡng sinh bảo vệ cơ thể trong mùa đông, nuôi dưỡng
dương khí cho cơ thể, sinh nhiệt, giữ ấm bụng, tăng cường khả năng chống rét
cho cơ thể.
Và cũng phải “ xem người”
Uống trà còn cần phải “xem người”.
Theo Đông y, cơ thể chúng ta có háo, nhiệt hay hư hàn khác nhau. Lá chè cũng có
phân loại tính lương (mát) và tính ôn (nóng) khác nhau. Người có thể chất nóng,
háo thì uống trà xanh, trà tươi có tính lương là phù hợp; người có thể chất hư
hàn thì nên uống hồng trà có tính ôn. Thể chất của cộng đồng dân cư thành phố
hiện nay cũng không khó phân biệt là háo nhiệt hay hư hàn, bởi dân thành phố
thường hút thuốc, uống rượu, thức khuya… và có nhiều thói quen sinh hoạt không
tốt nên thể chất đa dạng, thường thay đổi. Vì vậy, người có vượng khí, nóng
trong người vào mùa hè thấy rất nóng, nếu cứ dùng hồng trà thì chẳng khác gì
lửa đổ thêm dầu. Người có thể chất hàn lạnh nếu chỉ ăn một chút đồ lạnh đã thấy
khó chịu, nếu lại uống nhiều trà xanh chẳng khác gì như thêm sương lên tuyết.
Trạng thái thân thể của mỗi người luôn thay đổi tuỳ theo khí hậu, thời tiết mà
có các chứng trạng khác nhau, uống trà cũng phải biết căn cứ theo thời tiết và
trạng thái cơ thể của mỗi người.
Để phán đoán xem loại trà có phù hợp
với mình hay không, cần tự quan sát cơ thể có xuất hiện triệu chứng gì lạ sau
khi uống trà hay không, điều này thường thể hiện trên hai khía cạnh: Một là, dạ
dày và ruột không chịu đựng được, sau khi uống trà thường xuất hiện đau quặn,
đi đại tiện phân nát… Hai là, xuất hiện hưng phấn quá mức, mất ngủ, nhức đầu,
chân tay tê mỏi hoặc nhạt mồm nhạt miệng… Nếu sau khi uống trà mà xuất hiện
những triệu chứng kể trên, cần dừng ngay không uống nữa. Ngoài ra, có thể căn
cứ sự thay đổi thể chất của mình mà cho thêm một chút nhân sâm để tăng cường
tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên cần chú ý, người có thể chất lạnh nên chọn
dùng hồng sâm hoặc sâm tươi đã qua phơi nắng. Không dùng trà có bổ sung sâm vào
buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Những
kiêng kỵ cần biết khi uống trà
Mỗi loại trà hàm chứa những thành
phần khác nhau nên công hiệu cũng không giống nhau. Trà xanh là loại trà không
lên men, hàm lượng chất chát (tanin) cao, có tính sát khuẩn, tiêu viêm và vì
vậy rất dễ kích thích dạ dày và ruột, đặc biệt kích thích rất mạnh đối với
những người có thể chất mẫn cảm.
Trà thảo dược cũng có tác dụng bảo
vệ sức khoẻ nhưng cần lựa chọn tuỳ theo đặc điểm cơ thể riêng của mỗi người.
Thông thường, phụ nữ thích uống trà thảo mộc, vì cơ thể phụ nữ thường hàn nếu
dùng trà thảo mộc thì nên bổ sung thêm một số vị để nâng cao nhiệt tính của trà
thì càng tốt, vì dược tính cân bằng hơn nên công hiệu của trà cũng được gia
tăng; ví dụ dùng trà hoa cúc thì nên cho thêm một ít cẩu khởi, uống trà quế hoa
thì nên bỏ thêm chút cam thảo. Tuy nhiên, uống trà thảo mộc không nên uống lâu,
uống nhiều; các loại trà không được dùng lẫn với nhau.