Hợp tác xã, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nông nghiệp xã Văn Đức xin kính chào quý khách!
Cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
1. KỸ THUẬT SẢN XUẤT
1.1. Thời vụ gieo trồng
Đậu đũa chủ yếu
trồng trong vụ xuân hè (gieo từ tháng 2 - 4).
1.2. Giống
- Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công
ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước.
- Lượng hạt giống cần từ 25 – 35 kg/ha (0,8 - 1,2
kg/sào Bắc bộ)
1.3.
Làm đất, trồng cây
1.3.1. Kỹ thuật làm đất
Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; Làm đất kỹ,
tơi nhỏ; lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 - 1,3m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh
ngập úng khi gặp mưa.
1.3.2. Trồng cây.
Gieo 2 hàng/luống
với khoảng cách 60cm x 30cm. Nên gieo 3 hạt/hốc, khi cây được 2 -3 lá thật thì
loại bỏ 1 cây xấu.
1.4. Tưới nước và chăm sóc
- Thường xuyên tưới ẩm từ sau gieo đến khi có
5 - 6 lá thật. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm
đất từ 80 - 85%.
- Đậu đũa là cây
thân bò, nên phải làm dàn trước khi có tua cuốn, cây giàn cắm xen vào 2 hàng
đậu, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao 2,5 m trở lên.
- Kết hợp các các đợt bón thúc cần cắt tỉa lá
già, loại bỏ lá bị sâu bệnh nặng tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
1.5. Bón phân
Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước
phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
1.6. Phòng trừ sâu
bệnh
1.6.1. Biện pháp canh tác, thủ công
- Nên chọn các loại
đất luân canh với cây trồng khác rau họ Đậu, đặc biệt là cây lương thực như Lúa
nước và các cây trồng cạn khác nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
- Dùng biện pháp
thủ công khi mật độ sâu thấp như: bắt giết sâu non, ngắt ổ trứng, lá bị sâu
bệnh hại nặng đem tiêu hủy... (áp dụng đối với sâu cuốn lá, sâu khoang, dòi đục
lá, bệnh phấn trắng).
1.6.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.
a-
Giai đoạn đầu vụ (sau trồng - nụ hoa).
- Chú ý các đối
tượng sâu bệnh hại bao gồm: rệp, sâu cuốn lá, bệnh phấn trắng, sâu khoang, bọ
trĩ, nhện đỏ, dòi đục lá, ... Nên xử lý triệt để nhằm hạn chế sự chuyển tiếp
của sâu bệnh sang giai đoạn hoa - quả.
- Sử dụng các loại
thuốc BVTV mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
+ Rệp, bọ trĩ: >10% cây bị nhiễm ở cấp 1-2,
dòi đục lá: >20% lá bị hại ở cấp 1-3 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Cyromazine
(Trigard 75WP), hoạt chất Immidacloprid
(Confidor 100SL, Conphai 10WP ...), hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP ...), hoạt
chất Emamectin benzoate
(Dylan 2EC, Emaben 0.2EC, Susupes 1.9EC, Sausto 1.0EC... ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC,
Javitin 36EC ...).
+ Sâu cuốn lá, sâu
khoang: Mật độ > 3 con/m2 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC);
hoạt chất Fipronil (Rambo 800WP,
Tango 800WP ...), hoạt chất Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC, Susupes 1.9EC, Rholam 20EC,
Silsausuper 1.9EC ... ).
+ Bệnh phấn trắng: >15% lá bị bệnh cấp 1 -3 xử lý bằng các loại thuốc
thuốc có hoạt chất Cymoxanil + Mancozeb
(Xanized 72 WP, Jack M9 72WP...), hoạt chất Chlorothalonil
(Daconil 75WP, Arygreen 75WP, ...), hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Zintracol 70WP …), hoạt chất Mancozeb (Mannozeb 80WP, Cozeb 45-
80WP...)
b. Giai đoạn giữa - cuối vụ (hoa - quả):
- Chú ý các đối tượng
sâu bệnh hại là: Dòi đục lá, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu đục nụ hoa - quả, bệnh gỉ
sắt, bệnh phấn trắng.
- Sử dụng các loại
thuốc thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học khi sâu bệnh phát sinh với mức độ
cao.
+ Dòi đục lá, nhện
đỏ: >30% lá bị đục ở cấp 1-2-3, bọ trĩ > 30% nụ hoa bị hại cấp 1-2 xử lý
bằng các loại thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate (Emaben 0.2EC, Rholam 20EC, Silsausuper 1.9EC,
Tasieu 1.9EC ...), hoạt chất Abamectin
(Vertimec 1.8EC, Javitin 36EC, Kuraba 0.36EC
…).
+ Rầy xanh: Mật độ
> 30 con/m2 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP ...), hoạt
chất Thiamethoxam (Actara 25WG)
+ Sâu đục nụ hoa -
quả: >10% nụ, hoa, quả bị đục xử lý bằng
các loại thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, Faini
0.3SL ...), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Crymax 35WP, Kuraba WP,…),
hoạt chất Emamectin benzoate
(Susupes 1.9EC, Emaben 0.2EC, Rholam 50WP, Dylan 2EC, .. ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Soka 24.5EC,
Vertimec 1.8EC, Reasgant 1.8EC…).
+ Bệnh rỉ sắt, phấn
trắng: > 30% tỷ lệ lá bị hại cấp 3 - 5 xử lý thuốc có hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC), hoạt chất Chlorothalonil (Daconil 75WP, Arygreen
75WP, ...)
* Chú ý: Đậu đũa là cây cho thu hái liên tục 1-2
ngày/lần, do vậy không nên sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh ở giai đoạn
quả.
1.7.
Thu hoạch.
Khi quả bắt đầu nổi hạt, quả chưa có xơ là có
thể thu hoạch, thu hoạch từng lứa (1-3 ngày/lứa), tránh làm dập nát, đứt dây
leo, loại bỏ quả sâu, quả vẹo, không rửa nước, để nơi khô mát, sau đó đóng vào
bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2. TIÊU CHUẨN (được áp dụng theo quy định
tại Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT) .
2.1. Chất lượng
sản phẩm.
- Hàm
lượng nitrat (NO3-): ≤ 200mg/kg sản phẩm;
- Hàm lượng kim loại nặng: Asen: ≤ 1,0 mg/kg;
Cadimi (Cd): ≤ 0,05 mg/kg; Chì (Pb): ≤ 0,1 mg/kg; thủy ngân (Hg): ≤ 0,05 mg/kg.
- Vi sinh vật gây hại: Salmonella: 0 CFU/g;
Coliforms: ≤ 200 CFU/g; E. Coli: ≤ 10 CFU/g;
- Dư lượng thuốc BVTV: Dưới ngưỡng cho phép.
2.2. Đất trồng
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới
ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 12,0
mg/kg đất khô; cadimi (Cd): ≤ 2,0
mg/kg đất khô; chì (Pb): ≤ 70,0
mg/kg đất khô; đồng (Cu): ≤ 50,0
mg/kg đất khô; kẽm (Zn): ≤ 200
mg/kg đất khô.
- Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy hóa
chất và đường quốc lộ..
2.3.Nước tưới.
Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ
ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít,
Cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít,
Asen (As): ≤ 0,1 mg/lít, chì
(Pb): ≤ 0,1 mg/lít.