Bún Mạch Tràng

Giá tham khảo:

Các chứng chỉ đạt được

Bún Mạch Tràng

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Cổ Loa
Địa chỉ Trung tâm xã Cổ Loa, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại 0439611279
Website
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Bún Mạch Tràng
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 2

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Cổ Loa xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp-kinh doanh tổng hợp Cổ Loa. Địa chỉ: Trung tâm xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Đăng ký kinh doanh số: 0107 644 399; Đại diện ông Nguyễn Quang Minh: CT HĐQT-GĐ HTX; Điện thoại: 0243 9611 279; 0985 398 503.
HTX DVNN-KDTH Cổ Loa, tiền thân là HTX sản xuất nông nghiệp Cổ Loa trước đây. Sau khi chuyển đổi theo luật HTX năm 2012, hiện nay HTX có 1353 thành viên góp vốn. HTX chuyên khai thác các dịch vụ thiết yếu gồm: Dịch vụ tưới tiêu thủy lợi, cung ứng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, dự tính dự báo BVTV, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn… HTX có vùng quy hoạch 45,19ha được cấp phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất rau, củ, quả.
HTX có đội ngũ cán bộ và thành viên có bề dày chuyên môn, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, được đào tạo tập huấn bài bản qua các lớp IPM để sản xuất rau an toàn. Hiện nay HTX kiên trì chuyển đổi phương pháp sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ bền vũng. Hiện nay HTX đã có 3 sản phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP*** (3 sao) là: Hành lá, bí đỏ, lạc nhân. Quy trình sản xuất các sản phẩm OCOP của HTX được thành viên tuân thủ và giám sát nghiêm ngặt, có quy trình sản xuất điện tử công khai minh bạch, hệ thống QR code truy xuất nguồn gốc từ giống, nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói…

* Thông tin về sản phẩm

Bún Mạch Tràng là nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký bảo hộ cho sản phẩm bún ở thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, T.P Hà Nội theo quyết định số 4649/QĐ-UBND của UBND T.P Hà Nội. Làng bún Mạch Tràng có lịch sử hơn hai nghìn năm, gắn liền với câu chuyện về lễ sêu(lễ dạm hỏi) công chúa Mỵ Châu. Sản phẩm bún của làng Mạch Tràng là một trong số các món ăn dân dã trong cung đình xưa nên người dân vẫn thường gọi là “Bún tiến vua”.

Lịch sử ra đời làng nghề Bún Mạch Tràng

Thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội nằm trên mảnh đất lưu lại dấu ấn vàng son của lịch sử. Toàn thôn có trên 700 hộ dân đang sinh sống với trên 3.000 nhân khẩu.

Thời kỳ Vua An Dương Vương trị vì, chuyện kể rằng: “…Trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ dạm hỏi công chúa Mỵ Châu, người đầu bếp đã làm đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Quá hốt hoảng, vội vàng nhấc chiếc rổ lên, anh chợt thấy bột gạo đã kết thành những dây dài mầu trắng. Tiếc của, vả lại không biết làm gì với những sợi bột trắng kia, sẵn có rau cần, anh bèn cho sợi gạo vào xào với rau cần, làm món ăn lót dạ… Khi thực đơn được bày lên, vua An Dương Vương lấy làm thích thú khi thấy trên bàn tiệc xuất hiện một món ăn lạ, có màu sắc trang nhã, thơm mùi thơm của hương đồng cỏ nội… Nhà vua hết lời khen ngợi. Món bún xào rau cần ngẫu nhiên trở thành món ăn đặc biệt trong thực đơn đãi khách của nhà vua…

Và cũng từ ngày ấy trở thành món ăn đặc sản của vùng Cổ Loa; được dâng cúng hằng năm vào dịp lễ hội đền Cổ Loa (ngày 6 tháng Giêng), hay ngày 13 tháng Tám (ngày ăn hỏi công chúa Mỵ Châu). Người làng Mạch Tràng tự hào vì nguồn gốc của sợi bún của làng mình gắn liền với truyền thuyết này.

Đặc điểm của Bún Mạch Tràng

Bún Mạch Tràng không làm trực tiếp từ bột sống mà qua quá trình ngâm ủ kỹ lưỡng; cũng nhờ ngâm ủ kỹ, bún Mạch Tràng có thể để được đến 2 hoặc 3 ngày trong khi các loại bún khác làm buổi chiều chỉ ăn được đến tối là có mùi. Bún Mạch Tràng không trắng ngần, sáng bóng như bún Phú Ðô, không có màu sắc bắt mắt như bún Song Thần mà có mầu trắng ngà, sợi bún lúc nào cũng dai mà không cần dùng bất cứ chất bảo quản nào.

Cách làm bún Mạch Tràng khác hẳn với các nghề làm bún khác ở Bắc Bộ. Người làng Mạch Tràng làm bún theo lối riêng của mình. Trước khi mang gạo đi xay thành bột, gạo đã được ủ từ hai đến bốn ngày, tùy vào điều kiện thời tiết. Trong khi thông thường người ta làm bún chỉ cần ngâm gạo qua đêm, rồi xay cùng với nước để tạo thành bột gạo ướt dẻo. Đó là bí quyết không phải làng làm bún nào cũng có được.

Chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm kiểm soát an toàn huyện Đông Anh

KIOT SỐ 1: HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TIÊN DƯƠNG
Địa chỉ: Chợ Trung tâm Huyện Đông Anh - Số 51 QL3, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội, Vietnam
Số điện thoại: 039.571.9999

Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
150.000đ
0 đ
100.000đ
0 đ

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn