Gạo japonica

Giá tham khảo:

Các chứng chỉ đạt được

Gạo japonica

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Bồng Mạc
Địa chỉ Nhà văn hóa thôn Bồng Mạc, Liên Mạc, Mê Linh, Hà Nội
Điện thoại 0374112674
Website
  • Chi tiết
  • Liên hệ
  • Đại lý
  • Đánh giá
Tên sản phẩm Gạo japonica
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 6

HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Bồng Mạc xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

1.Nguồn gốc: Giống lúa Japonica do trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần, viện CLT và CTP chọ tạo bằng phương pháp chọn tạo cá thể từ giống Nhật Bản nhập nội. Là giống cảm ôn phù hợp với các vùng sinh thái của Việt Nam. Chiều cao cây từ 90 – 105 cm, cứng cây, bông to, hạt xếp gối. Chất lượng cơm ngon, mềm có giá trị hàng hóa xuất khẩu, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chống đổ tốt, chịu rét tốt. Năng suất đạt từ 60 – 65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 75 – 80 tạ/ha.

2. Thời vụ

* Vụ Xuân: Gieo mạ từ 15/02 – 05/3 và cấy khi mạ được 4 – 5 lá.

* Vụ Mùa: Gieo mạ từ 10/6 – 30/6 cấy khi mạ 12 – 15 ngày tuổi (tùy theo vùng sinh thái, đặc điểm của từng địa phương mà bố trí thời vụ cho hợp lý).

3. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng

Đất được cày, bừa kỹ, san phẳng, làm nhuyễn, dọn sạch cỏ dại.

4. Kỹ thuật làm mạ

4.1. Xác định số lượng giống: 4,5 – 6kg/1000m2.

4.2. Chuẩn bị hạt giống trước khi gieo

- Phơi hạt giống 1 – 2 giờ dưới nắng nhẹ để tăng khả năng hút nước của hạt khi ngâm.

- Loại tạp chất trong hạt giống.

4.3. Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống

* Ngâm hạt giống: Xử lý bằng nước nóng 540C (pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Xử lý trong vòng 15 – 20 phút sau đó tiếp tục đổ nước sạch vào ngâm bình thường và cứ 12 giờ thay nước, rửa chua một lần. Thời gian ngâm từ  48 – 72 giờ. Đủ thời gian ngâm nước đem hạt giống đãi sạch nước chua, để ráo nước mới đem ủ thúc mầm.

* Ủ hạt giống: Đổ thóc vào thúng, phía trên ủ bằng bao tải ẩm hoặc đổ thóc vào bao tải ẩm để ủ, 24 giờ đầu tiên ủ kín giữ nhiệt độ trong khối ủ khoảng 30 - 35oC (Mùa đông cần ủ giống cạnh bếp đun để giữ nhiệt). Thời gian ủ: 24 – 26 giờ đến Khi thấy mộng mạ và rễ mọc dài đều thì đem gieo.

4.4. Kỹ thuật thâm canh mạ

* Chọn đất làm mạ: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới tiêu.

* Làm đất, bón phân

- Đất được cày, bừa và ngâm nhuyễn.

- Lên luống: Chia luống rộng 1,2 – 1,5 m (sau khi đã bón lót sâu).

- Bón phân: Bón 400 kg phân chuồng thật hoai mục + 3-4kg đạm urê + 20 – 25 kg supe lân + 2 – 3 kg kali Clorua cho 500m2.

* Gieo mạ:

- Lượng gieo: 25 gam mộng mạ/m2.

- Phương pháp gieo: Gieo hạt thóc đều theo luống và gieo 3 lần để đảm bảo hạt giống được phân bố đều trên diện tích cần gieo.

* Chăm sóc:

- Bón thúc:
+ Khi mạ có 2 – 4 lá, bón thúc lượng phân 2 – 3 kg kali Clorua và 2 – 3 kg urê.
+ Nếu cây mạ đanh dảnh, hơi có màu vàng thì bón thêm 2 kg urê/500 m
2 trước khi nhổ đi cấy từ 2-3 ngày gọi là bón tiễn chân mạ.

- Tưới nước: Sau khi bón thúc đưa nước vào cho láng mặt ruộng, luôn giữ đủ nước để ruộng mạ ở thể bùn.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện có sâu bệnh thì phun thuốc trừ.

5. Kỹ thuật thâm canh lúa

5.1. Làm đất

Đất được cày, bừa và ngâm cho nhuyễn, dọn sạch cỏ dại.

5.2. Kỹ thuật cấy lúa

Tuổi mạ: Cấy lúa khi mạ đạt 3 – 4 lá (10 – 15 ngày tuổi).
- Cấy nông tay và thẳng hàng.
- Mật độ cấy: 45 – 50 khóm/m2, cấy 2 – 3 dảnh/khóm
- Khoảng cách cấy: hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm 12 – 15 cm

5.3. Chăm sóc

* Làm cỏ:

- Lần 1: Sau khi bón phân thúc đẻ nhánh.

- Lần 2: Sau khi bón phân thúc đòng.

* Điều tiết nước:

- Từ khi cấy đến 30 ngày để nước sâu 1 – 2 cm để kích thích quá trình đẻ nhánh.

- Sau cấy 30 – 35 ngày để khô ruộng để hạn chế chồi vô hiệu đồng thời hạn chế chất độc trong đất.

- Sau cấy 40 ngày đến chín cần đảm bảo đủ nước.

- Tháo hết nước khỏi ruộng trước khi gặt 10 ngày.

5.4. Kỹ thuật bón phân

* Lượng phân bón (bón cho 1000m2)

- Phân chuồng hoai mục: 1200 – 1500 kg.

- Supe lân: 56 kg.

- Kali Clorua: 16 – 18 kg.

- Đạm urê: 30 kg.

* Phương pháp bón

- Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân hoặc phân chuồng + phân NPK 5.10.3.

- Bón thúc lần 1 (Thúc đẻ nhánh): Sau cấy 7 – 10 ngày bón 20 kg Đạm urê, 7 kg Kali hoặc 15 – 20 kg NPK 12.5.10 kết hợp làm cỏ sục bùn.

- Bón thúc lần 2 (Thúc đón đòng): Sau cấy 45 – 50 ngày (tùy theo vụ) bón 10 kg Đạm urê, 9 kg Kali hoặc 10 – 15 kg NPK 12.5.10.

5.5. Phòng trừ sâu, bệnh hại

Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật ở địa phương.

* Đối với sâu hại: Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:

- Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.

- Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.

- Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.

Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.

* Đối với bệnh hại

- Bệnh Đạo ôn:  Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học như: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC... để phun.

- Bệnh Khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar Top…

- Bệnh Bạc lá: Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống.

6. Thu hoạch và bảo quản

6.1. Thu hoạch

Thời gian thu hoạch: Thu hoạch khi thấy 85 – 90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

6.2. Sơ chế và bảo quản

- Sau khi thu hoạch nên phơi dưới nắng nhẹ từ 2 – 3 lần để đạt độ ẩm <14%.

Sau khi phơi khô độ ẩm của hạt <14% để nguội, bảo quản trong bao nilon hoặc thùng tôn đựng thóc, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Các sản phẩm khác

Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
19.000đ
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực
0 đ
Còn hiệu lực
Còn hiệu lực

Bản quyền hn.check.net.vn thuộc về UBND thành phố Hà Nội.

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý: Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Đơn vị vận hành Hệ thống: Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn