- Chi tiết về cà rốt:
+ Cây cà rốt là cây thân cỏ,
sống từ một đến hai năm, có rễ trụ phình to lên thành củ chứa nhiều chất dự
trữ; màu sắc, hình dạng và kích thước của củ thay đổi tuỳ theo giống. Lá kép
lông chim 2 – 3 lần, có cuống dài; gốc cuống phát triển thành bẹ. Cụm hoa dạng
tán kép, ở đầu cành; hoa ở giữa tán màu đỏ, còn các hoa ở phía ngoài màu trắng.
Quả gồm hai quả bế, có cạnh sắc.
+ Cà rốt mọc hoang ở châu Âu, Bắc Phi, và châu Á, ngày nay được trồng
nhiều ở tất cả các nước châu Âu và ở các vùng ôn đới và nhiệt đới trên thế
giới.
+ Chế độ nhiệt thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
cà rốt là 13° – 18°c, trên 25°c thì cây sinh trưởng kém, trời lạnh và rét thì
củ to và chắc, cho năng suất cao và có phẩm chất tốt. Cà rốt cần nhiều nước
nhưng không chịu được ngập úng. Đất trồng cà rốt tốt nhất là loại đất nhẹ, tơi,
nhiều màu.
+ Cà rốt được nhập trồng ở nước ta vào cuối thế kỷ 19. Do chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc nên các tỉnh phía Bắc của nước ta có mùa đông khá lạnh,
thích hợp cho sinh trưởng của cà rốt, vì vậy ngày nay, cà rốt được trồng nhiều
ở quanh các thành phố, thị xã phía Bắc trong mùa đông để làm rau xanh.
+ Thời vụ gieo trồng từ tháng 9, thu hoạch củ từ tháng 11. Tùy theo
giống sớm hay muộn mà thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến lúc thu hoạch vào
quãng 70 – 100 ngày. Không nên thu hoạch muộn quá, củ sẽ xốp và nhiều xơ.
+ Các vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lâm Đồng, do ảnh
hưởng của độ cao nên có khí hậu cho phép trồng cà rốt quanh năm.
+ Người ta trồng cà rốt, mục đích chính là để lấy củ làm rau xanh cho
người (làm nộm, dưa góp, xào hay hầm với thịt, làm mứt,..). Nhưng khi thu
họach, có các lá già; và khi gọt củ, thải loại lớp vỏ ngoài thì nên tận dụng
làm thức ăn cho các động vật nuôi, đặc biệt thỏ rất thích ăn củ cà rốt.
+ Sử dụng cành lá và củ cà rốt cho các động vật nuôi ăn, không những chúng
ta cung cấp cho chúng một nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn góp
phần giải quyết được nhu cầu về thức ăn xanh trong mùa đông, là mùa khan hiếm
thức ăn nhất trong năm.
- Thành phần hóa học của củ cà rốt:
+ Củ cà rốt có 86-89% nước, chất đạm 1-1,87%, chất béo 0,02-0,08%, glucid
6-9%, cellulose 1,4-1,6%, một chất sterol, cái phosphatid, (lecithin), pectin
1-3%, chất màu caroten α và β, men pectase, oxydase, các enzym, một chất insulin
thực vật - Trong thành phần đạm có asparagin, trong chất béo có acid palmitic
và oleic, trong glucid có saccarose 4,6%, glucose 4-6%. Ngoài ra còn các
muối calci, kali, magne, acid phosphoric, acid sulfuric, vết mangan, Cu,
Al, As, Ni và chlorid, tinh dầu 0,8-1,6p100 (chủ yếu là pinen, limonen,
dancola, caretol)...
+ Trong quả (quen gọi là hạt) có 0,8-1,6% tinh dầu.
- Công dụng của cà rốt:
+ Ngoài việc làm thực phẩm, đã dùng chữa bệnh ỉa chảy trẻ em do hút
chất nhày, giảm nhu động ruột, hút độc tố vi khuẩn - Nấu lấy nước cà rốt cho
uống hoặc trộn với sữa, thức ăn theo mức phù hợp.
+ Tinh dầu cà rốt cho hương vị thơm ngon
+ Củ cà rốt chiết xuất lấy caroten (provitamin A)
- Hướng dẫn bảo quản, quy cách đóng gói và sử dụng sản phẩm:
+ Bảo quản trong kho lạnh,
nhiệt độ từ 4 - 8 độ C.
+ Đóng gói: 2kg/túi.
+ Dùng để chế biến: món xào, nấu, luộc
+ Nguồn gốc sản phẩm: Farm rau an toàn Mộc Châu (Tiểu khu Pakhen 1, TT
nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La).